Du học Đức đã lâu nhưng bạn còn chưa biết rõ những ngày lễ và văn hóa Đức? Chà, đừng quá lo lắng, hãy cùng WBS Training Vietnam tham khảo ngay các ngày nghỉ lễ ở Đức qua bài viết dưới đây nhé!
Dưới đây là danh sách các ngày lễ của Đức được WBS tổng hợp dựa trên thông tin từ WIKI và internet. Thực tế, phần lớn các ngày lễ đều được quy định theo từng tiểu bang. Vì vậy, bài viết dưới đây là tổng hợp các ngày lễ chính và chỉ mang tính chất tham khảo.
Năm mới (01/01)
Ngày tết năm mới (Neujahrstag) là ngày đầu tiên theo lịch Gregorian và Julian hiện đại.
Năm mới ở Đức thường diễn ra trong vòng một tuần. Mọi người thức đến nửa đêm, cùng nhau trò chuyện, ca hát hoặc tụ tập đánh bài. Trước giao thừa 15 phút, mọi người ngồi quây quần bên nhau, đến khi đồng hồ điểm 0h, tất cả ra ngoài xem bắn pháo hoa, và ném bỏ một thứ gì đó ra sau, coi đó mọi khó khăn đều được vứt bỏ.
Sau giao thừa, mọi người trao cho nhau những cái ôm và lời chúc “Frohes Neujahr” (Chúc mừng năm mới), mong ước một năm mới nhiều điều thuận buồm xuôi gió. Người Đức vốn nổi tiếng là sống tiết kiệm, và họ cũng “mê tín” như người Việt mình.
Ngày lễ ba vua (06/01)
Ngày lễ ba vị vua (Heilige Drei Könige) là một lễ kỷ niệm lớn của Kitô giáo cùng với lễ Phục sinh và Giáng sinh.
Lễ này chủ yếu kỷ niệm sự viếng thăm và chiêm bái Đức Giêsu của ba đạo sĩ (hay là ba vua, ba nhà thông thái).
Nó đánh dấu sự kết thúc chính thức của Giáng sinh, và theo truyền thống Kitô giáo, đó là ngày mà ba nhà thông thái đến từ Bethlehem với những món quà cho em bé Chúa trời, vài ngày sau khi sinh.
Ở Đức, đây là một ngày nghỉ lễ ở các bang Baden-Württemberg, Bayern và Sachsen-Anhalt, nơi nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và cửa hàng đóng cửa.
Lễ Fasching (04/03)
Fasching có thể được xem như lễ hội hóa trang, là phiên bản Carnival của Đức.
Nếu bạn ở Đức trong thời gian Fasching, bạn sẽ biết. Nhiều con đường đi vào cuộc sống với các cuộc diễu hành đầy màu sắc, âm nhạc lớn và lễ kỷ niệm xung quanh mọi ngóc ngách.
Đó là Carnival, phong cách Đức.
Tuy lễ hội này được tổ chức ở mọi nơi, ở nhiều thành phố nhưng nó không phải một ngày quốc lễ của Đức.
“Thứ sáu tốt lành” hay “Thứ sáu tuần Thánh” (ngày thứ sáu trước lễ Phục sinh)
Ngày thứ sáu tốt lành (Karfreitag) là một ngày lễ ở mọi tiểu bang của Đức. Đây là một ngày lễ diễn ra vào thứ sáu trước lễ phục sinh. Lễ này kỷ niệm sự đóng đinh vào thập giá và sự qua đời của Chúa Giêsu tại Canvary (Can-vê). Bên cạnh các truyền thống tôn giáo đặc biệt trong ngày này, mọi người cũng tham gia vào các truyền thống phi tôn giáo.
Tại Đức, ngày thứ sáu tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức (bên cạnh chủ nhật phục sinh và thứ hai kế tiếp cũng là ngày nghỉ lễ chính thức có trả lương). Vào ngày thứ sáu tuần Thánh này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa và cấm khiêu vũ, thi đấu thể thao để tưởng niệm “cuộc thương khó của Giêsu”. (Theo wiki)
Thứ hai Phục Sinh (Thứ Hai đầu tiên sau ngày Chúa nhật)
Lễ Phục Sinh ngày thứ hai là ngày sau Lễ Phục Sinh ngày Chúa nhật. Ngày này không cố định mà thay đổi theo chu kỳ mặt trăng.
Ở Đức, ngày này được tổ chức với nhiều phong tục địa phương khác nhau như cuộc diễu hành thắp nến và cuộc đua nhặt trứng.
Quốc tế lao động (01/05)
Ngày lễ lao động (Maifeiertag) hay còn biết đến là ngày quốc tế lao động, được coi là một ngày lễ chính thức ở Đức kể từ năm 1993. Tuy nhiên, ngày lễ này đã được các công nhân Đức tổ chức trong nhiều thập kỉ trước đó. Đây là một ngày kỉ niệm dành cho các tầng lớp công nhân, người lao động và những đóng góp của họ cho xã hội.
Mother day (Ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5)
Ngày của mẹ (Muttertag) được tổ chức vào chủ nhật thứ 2 của tháng năm, vì vậy nó rơi vào các ngày khác nhau mỗi năm. Ngày này được tuyên bố là một ngày lễ chính thức của Đức vào năm 1993. Hoa, quà tặng và sôcôla là một trong những món quà phổ biến nhất trong ngày này.
Lễ thăng thiên (60 ngày sau Chúa nhật Phục sinh)
Lễ Corpus Christi (Fronleichnam) diễn ra 60 ngày sau chủ nhật Phục sinh, và bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ thứ mười ba. Vào ngày này, nhiều người Đức đến nhà thờ, nơi có sự chú ý đặc biệt đến việc ban phép rửa tội, chỉ bao gồm bánh mì hoặc bánh quế. Ngày lễ này chỉ được tổ chức ở một số tiểu bang của Đức.
Lễ Thăng Thiên (hoặc Lễ Chúa Giêsu Lên Trời) là một ngày lễ Kitô giáo được cử hành sau lễ phục sinh bốn mươi ngày. Lễ Thăng Thiên diễn tiến theo ý nghĩa nội dung Tân Ước, theo đó, sau khi Chúa Giêsu sống lại, ngài đã ở lại cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của ngài giữa loài người trần thế. Một số nhánh Kitô giáo cử hành Lễ Thăng Thiên một cách trang trọng vào một ngày Chủ Nhật kế tiếp.
Father day (30/05)
Tại Đức, ngày 30/05 cũng được đánh dấu là ngày của cha hoặc ngày của đàn ông. Lí do vì từ thế kỉ 18, những ông bố đã được nhận những món quà sau những cuộc diễu hành của ngày Thăng Thiên.
Thứ 2 Whit (50 ngày sau lễ Phục sinh)
Thứ Hai Whit (Pfingsmontag) được tổ chức vào năm mươi ngày sau lễ phục sinh, và cũng là ngày lễ cuối cùng của mùa này. Ngày này được tổ chức thông qua các lễ hội đặc biệt trong mùa xuân và các dịch vụ của nhà thờ.
Lễ Corpus Christi (ngày lễ Christus)
Lễ Corpus Christi (Fronleichnam) diễn ra 60 ngày sau chủ nhật Phục sinh, và bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ thứ mười ba. Vào ngày này, nhiều người Đức đến nhà thờ, nơi có sự chú ý đặc biệt đến việc ban phép rửa tội, chỉ bao gồm bánh mì hoặc bánh quế. Ngày lễ này chỉ được tổ chức ở một số tiểu bang của Đức.
Lễ trọng – Ngày Đức Mẹ lên trời (15/08)
Lễ Đức Mẹ Lên Trời (hay còn gọi là Lễ Đức Mẹ Mông Triệu) là một ngày lễ quan trọng của các Kitô hữu thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Cộng đồng Anh giáo, vì họ tin rằng khi qua đời thì linh hồn và thể xác của Đức Maria đã được đưa về thiên đàng.
Tại Đức, ngày này được tổ chức tại bang Saarland và một số nơi thuộc bang Bayern.
Lễ hội bia tháng 10 Oktoberfest (21/09) (Một trong các lễ hội mà du học sinh chúng ta thích nhất đây)
Lễ hội tháng Mười được tổ chức tại München, bang Bayern, Đức là một trong những lễ hội lớn nhất thế giới trong khoảng 16 đến 18 ngày bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng 9 đến cuối tuần đầu tiên của tháng 10. Hằng năm có trên 6 triệu người đến tham dự. Tại địa phương, nó thường được gọi là Wiesn. Lễ hội tháng Mười là một phần quan trọng của văn hóa Bayern, nó đã được tổ chức từ năm 1810. Các thành phố khác trên thế giới cũng tổ chức lễ kỷ niệm Oktoberfest được mô hình hóa sau sự kiện ở Munich. Các hãng bia ở München sản xuất một loại bia đặc biệt với thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn (vì thế mà nồng độ cồn cũng cao hơn) cho lễ hội này.
Ngày thống nhất Đức (03/10)
Ngày thống nhất nước Đức (Tag der Deutschen Einheit) là một ngày lễ quốc gia, kỷ niệm ngày thống nhất nước Đức vào năm 1990 sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ngày này được tổ chức với một lễ hội quanh cổng Brandenburg. Các hoạt động như cưỡi ngựa, karaoke, trò chơi súc sắc, biểu diễn nhà hát, vui chơi, v.v., được tổ chức để đánh dấu sự kiện này.
Ngày cải cách (31/10)
Ngày Cải cách (Reformationstag) là một ngày lễ tôn giáo của đạo Tin lành ở Đức, được tổ chức vào ngày 31 tháng 10, để kỷ niệm phong trào cải cách Martin Luther vào thế kỷ XVI. Theo lịch sử vào ngày này năm 1517, Luther đóng đinh 95 Luận văn nổi tiếng của mình vào một cửa nhà thờ, trong đó ông bày tỏ mối quan tâm của mình đối với tham nhũng trong nhà thờ Công giáo. Ngày này, ngày lễ này được tổ chức ở các tiểu bang như Brandenburg, Mecklenburg-Western Pomerania, Saxony, Saxony-Anhalt và một phần của Thuringia.
Ngày lễ các Thánh (11/11)
Lễ các Thánh (còn gọi là Lễ các Thánh nam nữ hoặc Lễ Chư Thánh) là một lễ được tổ chức trọng đại vào ngày 1 tháng 11 hằng năm trong Kitô giáo Tây phương hoặc chủ nhật đầu tiên sau lễ ngũ tuần trong Kitô giáo Đông phương, nhằm tôn vinh toàn thể các vị Thánh Kitô giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng, gồm tất cả những người có tên tuổi và những người không được lưu danh.
Bên cạnh các dịch vụ nhà thờ, người dân ở Đức thường thắp nến và trang trí mộ của những người thân yêu của họ bằng hoa và vòng hoa. Các gia đình cũng thường quây quần bên nhau vào ngày này.
Ngày cầu nguyện và sám hối (20/11)
Ngày cầu nguyện và sám hối (Buß- und Bettag) được diễn ra vào thứ tư cuối cùng trước tháng 11. Từ năm 1990 đến năm 1994, đây là một ngày nghỉ lễ cho toàn nước Đức. Tuy nhiên, bây giờ ngày lễ này chỉ còn lại ở bang Sachsen. Ý tưởng của sự kiện là các tín đồ của đạo Thiên chúa sẽ cầu nguyện hoặc suy tư để tìm lại đường đến với Chúa.
Giáng sinh (25-26/12)
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.
Tại Đức, các chiều ngày 24 (nửa ngày), ngày 25 và 26/12 là ngày nghỉ quốc gia có trả lương và không được phép mở cửa tiệm buôn bán (ngoại trừ tại nhà ga xe lửa hoặc sân bay). Chiều tối và đêm 24/12 là nằm trong danh sách luật “những ngày lễ yên lặng” (Stille Tage), có những luật cấm tùy theo các bang như cấm tổ chức khiêu vũ, cấm làm ồn, cấm tổ chức tất cả các sự kiện giải trí bên ngoài nhà….
Chúng ta vẫn còn rất nhiều lễ hỗi nhỏ hoặc không chính thống khác nhau tùy vào từng tiều bang, khu vực. Nếu bạn còn nhiều băn khoăn, đừng ngại chia sẻ khu vực mà bạn đang sinh sống với WBS, để chúng mình cùng giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!
Theo dõi WBS tại đây để xem thêm các tin tức về nhiều khóa học tiếng Đức!