Nghề trợ lý nha khoa (Zahnmedizinische/r Fachangestellte/r)

Hàng năm, khong 70.000 ngưi chết vì đau tim ở Đc. Theo cc thng kê liên bang, đau tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nht ca ngưi Đc. Nguy cơ mc bnh đc bit cao, chủ yếu là do sự thiếu vn đng, béo phì và huyết áp cao và do thiếu vệ sinh răng ming. Tuy nhiên, chỉ có mt sít ngưi biết đưc mi liên hệ mt thiết gia viêm nưu và sự viêm nhim ở nhng phần còn li ca cơ th, đc bit là tim.

1. Mt trợ lý nha khoa làm nhng công vic gì?

Tổ chc quy trình làm vic trong phòng khám: Mt trợ lý nha khoa (viết tt là ZFA) thưng sp xếp các cuc hn vi bnh nhân, điu chnh lch hn, chun bị phòng khám cũng như đt sn các thiết bị khám bnh đưc tit trùng như máy mài, nhíp và đu dò nha khoa lên bàn điu trị cũng như cung cp hsơ bnh án cho bui khám.

Chăm sóc bnh nhân: Bnh nhân đưc trợ lý nha khoa tiếp nhn và tư vn vphương pháp điu trị hoc nhng phương pháp điu trị tương đương. Ngoài ra, bnh nhân đưc gii thiu vcác dch vụ khác như làm sch răng, ty trng răng chuyên nghip. Nếu cn cp thuc, trợ lý nha khoa sẽ viết đơn thuc cho bnh nhân.

 Thc hin các bin pháp phòng ngaCác bin pháp phòng nga bnh vrăng ming sẽ đưc thc hin. Ví d: trong phương pháp làm sch răng chuyên nghip, tt cả nhng mng bám có hi sẽ đưc loi bỏ khi bmt răng bng dng cụ cm tay như bàn chi và máy siêu âm.

Hỗ trợ điu trSau khi cung cp tt cả nhng dng cụ và vt liu cn thiết như kim, chỉ khâu và vt liu làm đy, bn sẽ giúp đỡ nha sỹ nhng vic như hút nưc bt. Ngoài ra, nhim vụ ca các trợ lý nha khoa là chp nh răng bng X-quang, ghi li các quy trình điu trị và dn dp cũng như khử trùng phòng điu tr.

Công việc văn phòng, hành chính và kếtoánĐt hàng nhng đdùng trong phòng khám như gc, phim X-quang, hoàn thành nhng đơn đt hàng cho phòng thí nghim nha khoa, ghi chép li kếhoch điu trị và chi phí. Tt cả nhng điu này là mt phn công vic hàng ngày ca trợ lý nha khoa.

Công vic trong phòng thí nghim: Công vic ca ZFA bao gm nhng vic trong phòng thí nghim, chng hn như đổ khuôn răng giả bng thch cao. Sau khi thch cao cng li và mô hình răng giả đưc hình thành để bác sỹ có thể nhn ra chính xác kích cỡ và vị trí ca răng. Nhng công vic như vy rt cn thiết cho vic ty trng răng. Vic chun bị các thanh ty trng răng cũng là nhim vụ ca trợ lý nha khoa, nhưng vic này hin đang đưc chuyn dn sang cho phòng thí nghim nha khoa khác làm do vn đvthi gian.

Vệ sinh dng c, máy móc và thiết bị nha khoa: Sau mi ln điu tr, các dng cụ đã qua sử dng như gương soi ming, máy đo cũng như máy hút phi đưc làm sch, lau khô và khử trùng.

Điểm nhanh những công việc của bạn:

  • Sắp xếp các cuộc hẹn với bệnh nhân
  • Chuẩn bị phòng khám
  • Đón tiếp bệnh nhân, tư vấn và cung cấp thông tin cần thiết
  • Lập và đưa đơn thuốc
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
  • Hỗ trợ điều trị
  • Đặt hàng dụng cụ phục vụ cho việc điều trị
  • Hoàn thành kế hoạch khám, chữa và chi phí
  • Tạo khuôn răng giả bằng thạch cao
  • Làm sạch, lau khô và khử trùng dụng cụ, thiết bị y tế

2. Lý do bn nên trở thành mt trợ lý nha khoa:

Tất cả mọi người cần đến nha sỹ một cách thường xuyên và họ cần trợ lý nha khoa để giúp chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Do đó, trợ lý nha khoa là một nghề được tìm kiếm rất nhiều trong tương lai. Một điểm cộng nữa ngoài triển vọng công việc tốt: cơ hội tăng lương thường xuyên.

 Một trợ lý nha khoa có thể làm việc ở đâu?

Bạn sẽ làm việc chủ yếu ở phòng khám nha khoa, phòng khám chỉnh nha và phòng khám chỉnh hàm. Bạn cũng có thể làm việc ở phòng khám của các trường đại học với tư cách trợ lý của bác sỹ chính. Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc trong ngành hành chính công của ngành dịch vụ y tế hoặc ở bộ y tế.

3. Giờ làm việc của một trợ lý nha khoa:

Ở những phòng khám nha khoa trực thuộc hiệp hội nha khoa Westfalen-Lippe, trợ lý nha khoa sẽ làm việc 40 tiếng/tuần. Hiệp hội nha khoa này gồm những phòng khám nha khoa ở Hamburg, Hessen, Saarland và Westfalen-Lippe. Ở những phòng khám và bệnh viện nha khoa khác, giờ làm có thể khác đi đôi chút – trung bình khoảng 40 tiếng/tuần. Giờ làm việc chủ yếu được phân bổ vào ngày làm việc trong tuần. Ngoài ra một trợ lý nha khoa cũng có thể làm việc ở phòng cấp cứu trong ngày chủ nhật, ngày lễ hoặc vào ban đêm.

4. Trang phục của trợ lý nha khoa như thế nào?

Trợ lý nha khoa mặc áo Blouse cánh rộng, kín và ngắn tay. Mỗi phòng khám nha khoa sẽ tự quy định màu áo Blouse của riêng mình. Kèm theo đó là quần trắng, dép hoặc giày hoặc cũng có thể là giày thể thao sạch.

5. Tôi phải là một người như thế nào để có thể trở thành một trợ lý nha khoa?

Người phụ tá

Bạn là người giúp nha sỹ trong ca điều trị và giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

 Cầu toàn

 Bạn ghi lại chính xác kết quả buổi điều trị và viết hoá đơn. Ngoài ra bạn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở bệnh nhân bằng cách khử trùng thiết bị nha khoa sau khi sử dụng.

 Kỹ năng tổ chức:

 Ngay cả khi công việc trong phòng khám rất bận rộn, bạn vẫn có thể chuẩn bị phòng điều trị, điền đầy đủ thông tin vào kế hoạch chi phí và thực hiện đầy đủ những công việc trong phòng thí nghiệm tốt và theo thứ tự.

6. Chương trình đào tạo nghề cho một trợ lý nha khoa diễn ra như thế nào?

 Nếu muốn trở thành một trợ lý nha khoa, bạn cần trải qua một khoá đào tạo kép. Chương trình đào tạo nghề kéo dài trong 3 năm và được dạy song song trong trường dạy nghề và ở phòng khám nha khoa. Các lớp học lý thuyết trong trường dạy nghề sẽ được dạy theo dạng khối hoặc vào một số ngày nhất định trong tuần. Bạn sẽ có một kỳ thi giữa kỳ trước khi kết thúc năm đào tạo nghề thứ hai. Sau khi vượt qua kỳ thi cuối cùng sau năm học thứ ba, bạn sẽ chính thức trở thành một ZFA.

Việc tiếp xúc với bệnh nhân, phòng khám và hỗ trợ điều trị nha khoa là những bài học chính mà một người trợ lý nha khoa sẽ phải học. Cùng với việc học lý thuyết cũng như những điều cơ bản cho công việc trong tương lai, học viên có thể thực hành những điều đã được học ở những phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện nha khoa.

7. Một trợ lý nha khoa sẽ được học gì tại trường dạy nghề?

Tại trường dạy nghề, bạn sẽ có được một cái nhìn tổng quan về những nhiệm vụ khác nhau của một trợ lý nha khoa. Trong quá trình này, bạn sẽ được học những công việc riêng lẻ, ví dụ như việc điều trị tuỷ và những quy trình điều trị.

Năm đào tạo thứ nhất:

Định hướng ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: ở trường dạy nghề,  các học viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên môn về các hoạt động và chức năng của một phòng khám nha khoa. Một hoạt động chính là chuẩn bị phòng điều trị. Để làm được điều này, bạn phải tìm hiểu các bước thực hiện và quy trình làm việc: lau sạch ghế điều trị nếu cần thiết, giúp bệnh nhân ngồi lên ghế điều trị, đặt khăn lên người bệnh nhân cũng như chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc khám chữa bệnh như nhíp vv. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tìm hiểu về những quy định phòng ngừa tai nạn khi trợ lý cũng như những quy định pháp lý và quy định trong hợp đồng đào tạo để tránh rủi ro có thể xảy ra khi làm việc.

Tiếp nhận và hộ tống bệnh nhân: Là học viên học nghề, bạn sẽ học cách quan sát, phân biệt và đánh giá những cách cư xử khác nhau. Bạn học cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để có được sự tin tưởng của bệnh nhân. Ngoài ra bạn sẽ ghi lại thông tin của bệnh nhân và kiểm tra đầy đủ của thông tin.. Ngoài ra, bạn sẽ được học trong trường dạy nghề những bước cơ bản để tạo ra một hoá đơn cho bệnh nhân.

Tổ chức vệ sinh cho phòng khám: Những mối nguy hiểm khi bị nhiễm trùng và mầm bệnh lây lan cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tổ chức những bước khử trùng và diệt khuẩn. Để ngăn chặn mầm bệnh tiếp tục lây lan, cần lên kế hoạch cho các biện pháp bảo vệ như khử trùng cẩn thận ống tiêm sau mỗi lần điều trị.

Chỉ dẫn trị liệu chữa sâu răng: Những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và sự phát triển sâu răng sẽ được truyền đạt. Ngoài ra bạn sẽ được học về cách phát hiện sâu răng và cách điều trị bệnh. Bằng cách chọn các dụng cụ cần thiết và phù hợp chẳng hạn như thìa và vật liệu làm đầy, bạn sẽ làm quen và trở nên quen thuộc với quy trình điều trị sâu răng.

Các phương pháp điều trị nội nha đi kèm: các bệnh nội nha xảy ra khi chân răng, nơi giúp cố định các răng hoặc bên trong răng bị thương tổn. Để có thể đánh giá liệu một chiếc răng bị hư tổn cần phải loại bỏ hay không, học viên sẽ phải tìm hiểu quá trình hình thành bệnh trong trường dạy nghề.

Năm đào tạo nghề thứ 2:

Tổ chức các quy trình trong phòng khám: Để lên kế hoạch cụ thể cho các buổi hẹn, bạn phải tính đến cả quy trình về thời gian cũng như những mong muốn của bệnh nhân. Trong việc lưu trữ tài liệu điều trị bệnh nhân cũng cần có một số điểm cần lưu ý như thời thời gian lưu trữ cũng như bảo vệ dữ liệu

Ngăn ngừa sự cố và giúp đỡ trong các tình huống khẩn cấp: những học viên sắp trở thành trợ lý nha khoa sẽ được học về những mối tương quan về mặt giải phẫu, sinh lý và bệnh lý để có thể xác định những rủi ro tiềm ẩn khi điều trị cho bệnh nhân. Chẳng hạn như ở phụ nữ có thai, chỉ chụp X-quang trong trường hợp thực sự cần thiết và ít tiếp xúc với bức xạ nhất nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp cấp thiết, trợ lý nha khoa cũng phải làm những biện pháp sơ cứu.

Hỗ trợ điều trị phẫu thuật: Trợ lý nha khoa sẽ được học cách chuẩn bị phòng điều trị, chọn dao mổ cho quy trình phẫu thuật sắp tới và kê đơn thuốc. Sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ dẫn về cách sử dụng cũng như tác dụng của thuốc.

Mua và quản lý hàng hoá: Trợ lý nha khoa sẽ được học để có một cái nhìn tổng quan về việc mua và lữu trữ vật liệu. Khi cần đặt hàng mới như gạc, hoá đơn mới, chất làm đầy, bạn sẽ tìm hiểu về những nguồn cung ứng khác nhau và phân tích chất lượng, số lượng cũng như khía cạnh về kinh tế. Sau khi đặt mua hàng, bạn sẽ chịu trách nhiệm xử lý thanh toán giao dịch.

Năm đào tạo nghề thứ 3:

Các phương pháp điều trị bệnh ở khoang miệng và nướu, chuẩn bị những biện pháp bảo vệ X-quang và bức xạ: Khi điều trị bệnh về lưỡi, nấm ở niêm mạc miệng, trợ lý nha sỹ sẽ hỗ trợ nha sỹ trong buổi điều trị như đưa gương soi trong miệng và thìa, kê đơn thuốc chống nấm và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc. Ngoài ra, các trợ lý nha khoa sẽ được dạy về kỹ thuật chụp X-quang và cách bảo vệ bản thân cũng như bệnh nhân khỏi bức xạ.

Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bệnh nhân: Khi còn là học viên, bạn sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra các bệnh về răng và nha chu cũng như tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh nha khoa. Để có thể làm tốt điều này, bạn sẽ học cách vệ sinh răng miệng đúng cách như kỹ thuật đánh răng, cách xử lý chỉ nha khoa và ăn uống lành mạnh để tránh ảnh hưởng đến răng.

Hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình trồng răng giả: Trợ lý nha khoa sẽ có kiến thức tổng quan về các loại răng giả để có thể tư vấn cho bệnh nhân về loại răng phù hợp. Do bệnh nhân sẽ phải tự thanh toán chi phí trồng răng giả, nên trợ lý nha khoa sẽ kiểm soát các thủ tục thanh toán cũng như gửi thư nhắc trong trường hợp thanh toán muộn.

Định hình, tổ chức những quy trình trong phòng khám: học viên sẽ dần định hình được những vấn đề thường có trong phòng khám và có thể có những đề xuất để cải thiện. Đây có thể là một bản kế hoạch phân bổ nhân công, những nhân viên trong thời kỳ mang thai cũng như cho con bú sẽ được xem xét nhiều hơn.

8. Trợ lý nha khoa học được những gì ở phòng khám?

Những lý thuyết đã được học ở trường nghề, sẽ được áp dụng thực tiễn ở phòng khám nha khoa.

Năm đào tạo nghề thứ nhất và thứ hai: ở năm thứ nhất và năm thứ hai, bạn sẽ được học cách sử dụng florid, thu lại nhíp và kéo cắt lợi đã dùng cũng như khử trùng chúng một cách chuyên nghiệp, làm các biện pháp sơ cứu trong trường hợp tai nạn và lập hoá đơn cho bảo hiểm y tế theo qui định của pháp luật.

Năm đào tạo nghề thứ ba: Năm cuối cùng trong chương trình đào tạo nghề một mặt sẽ đi sâu hơn vào những kiến thức đã học ở hai năm đầu. Mặt khác, bạn sẽ được học những công việc thực tiễn mới: bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá khả năng sâu răng, cách sử dụng kỹ thuật chụp X-quang, xử lý phim và hình ảnh cũng như thực hiện phân tích lỗi để đảm bảo chất lượng.

9. Bạn nên trở thành trợ lý nha khoa khi:

  • Việc giúp đỡ mọi người mang lại cho bạn niềm vui lớn.
  • Bạn tài năng trong việc tư vấn và giải thích.
  • Giúp đỡ và trợ lý làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc.

10. Bạn không nên trở thành trợ lý nha khoa nếu:

  • Bạn dễ bị nhiễm trùng hoặc nhạy cảm với vi khuẩn.
  • Bạn không thích tham gia vào việc tổ chức các hoạt động chung.
  • Bạn bè gọi bạn là người xuề xoà.

11. Tiền lương

  • Lương trong thời gian học nghề (Lương trước thuế tính theo tháng):

Năm thứ 1: 870- 910  €

Năm thứ 2: 910- 970 €

Năm thứ 3: 970- 1000 €

  • Lương sau thời gian học nghề (Lương trước thuế tính theo tháng):

Lương khi mới vào nghề: 1.500€ – 2.300€

Lương khi đã có kinh nghiệm: 2.300€

 

Bài viết liên quan

Nhân viên bán hàng

Ngành nhân viên bán hàng tại Đức là một lĩnh vực rất phát triển và có nhiều cơ hội việc