Nghề cơ khí (Anlagenmechaniker/-in)

 Việc thiếu vắng đi người thợ sửa chữa sẽ làm cho chúng ta rất vất vả: ngôi nhà của chúng ta sẽ lạnh và tối cũng như thiếu nước. Nói chung, thợ sửa chữa đóng góp rất lớn giúp cuộc sống của chúng ta thoải mái và tiện lợi hơn bằng cách sửa đường ống, bể chứa, nồi hơi và nhiều vật dụng khác nữa. Hơn hết, thợ sửa chữa biết cách lắp cũng như sửa chúng.

Một người thợ cơ khí sẽ làm gì?

Lập kế hoạch cho các nhiệm vụ công việc: trước khi đi vào sản xuất máy móc công nghiệp, đường ống và những công việc khác, một người thợ cơ khí sẽ xây dựng kế hoạch lắp ráp và bảo trì dựa trên bản vẽ kỹ thuật và những tài liệu khác – điều này được làm dựa trên sự thống nhất chặt chẽ với khách hàng. Người thợ cơ khí cũng sẽ tổ chức công việc lắp ráp và chọn vật liệu máy móc và dụng cụ.

Sản xuất những thành phần riêng lẻ: Là một thợ cơ khí, bạn có thể sẽ sản xuất các bộ phận riêng lẻ cho máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp như nồi hơi, ống hoặc bể chứa. Ví dụ, thiết bị được tạo mẫu và sau đó cắt thủ công bằng kéo chắt kim loại hoặc máy phay điều khiển bằng máy tính. Các thành phần riêng lẻ được lắp ráp thành các cụm hoặc hệ thống – ví dụ bằng cách hàn, những chức năng sẽ được thiết lập và kiểm tra. Nếu cần phải chuyển đổi hoặc mở rộng, thợ cơ khí sẽ tiếp tục được cần đến.

Lắp ráp và kiểm tra: Các bộ phận gia công sẽ được thợ máy lắp ráp tại địa điểm mà khách hàng mong muốn. Để làm được điều này, người thợ cơ khí sẽ phải tháo dỡ những sản phẩn ra thành nhiều phần và vận chuyển đến cho khách hàng bằng xe tải, máy bay hoặc tàu. Một việc khác cũng rất quan trọng là việc đưa máy vào hoạt động cũng như kiểm tra lại chức năng. Thợ cơ khí cũng kiểm tra máy móc xem có thiệt hại gì trong quá trình vận chuyển hay không và loại bỏ những khiếm khuyết về chất lượng. Trong quá trình kiểm tra, thợ cơ khí sẽ ghi lại rõ ràng từng bước.

Hướng dẫn khách hàng: Sau khi lắp ráp máy móc thành công, nhiệm vụ của người thợ cơ khí là chỉ dẫn cho khách hàng về chức năng cũng như cách sử dụng máy móc. Bạn cung cấp thông tin cho khách hàng về hệ thống kỹ thuật và sản phân cũng như thông báo về các yêu cầu pháp lý và giải thích các điều kiện bảo trì. Thợ cơ khí cũng phải chịu trách nhiệm bảo trì máy móc. Bạn phải thường xuyên đến kiểm tra và bảo trì máy móc cho khách hàng.

Là một thợ cơ khí, tôi có phải chịu trách nhiệm cho các hệ thống vệ sinh và sưởi ấm không?

Câu trả lời thường là không. Bởi vì những người thợ cơ khí sửa hệ thống vệ sinh và điều hoà không ghi sẽ viết tắt là SHK và là một nghề riêng biệt. Thợ cơ khí SHK sẽ cài đặt và bảo trì các hệ thống cung cấp và xử lý hệ thống vệ sinh, sưởi ấm và điều hoà không khí – các hệ thống được giao riêng cho thợ sửa ống nước. Những thợ cơ khí không có tên SHK đi kèm có khả năng phải làm việc với hệ thống ống nước, nhưng không phải ở các hộ gia đình mà ở xưởng làm việc của công ty sản xuất thiết bị.

Tại sao bạn nên trở thành một người thợ cơ khí?

Trong số các ngành nghề đào tạo, nghề thợ cơ khí là nghề có mức lương nằm ở nhóm trên. Nếu khả năng kiếm tiền trong năm những năm đào tạo nghề tốt, một số người có khả năng kiếm hơn 1000€ trước thuế trong năm đào taọ nghề đầu tiên. Trong quá trình làm việc, có nhiều cơ hội để học lên cao hơn. Những ai hoàn thành một khó học nâng cao, người đó sẽ có một vị trí lãnh đạo. Khả năng có việc của một người thợ cơ khí trong ngành công nghiệp kim loại và điện tử sau khi hoàn thành chương trình đào tạo là rất cao. Thợ cơ khí là những người thợ làm việc toàn diện và lành nghề, cũng vì vậy mà học viên chắc chắn sẽ tìm được việc làm.

Một người thợ cơ khí có thể làm việc ở đâu?

 Là một thợ cơ khí, bạn sẽ chủ yếu làm việc trong các công ty trong ngành kim loại, kỹ thuật nhà máy, xây dựng, cũng như trong các công ty trong ngành khai thác dầu khí. Nhà tuyển dụng tiềm năng cũng là những công ty trong ngành kỹ thuật điện, nhà máy lọc dầu và công nghiệp hoá chất. Bạn cũng có thể tìm được việc tại một nhà mày ga, nước, điện và vận tải.

Những nơi làm việc của bạn:

-Trong hội trường sản xuất

-Nhà máy lắp ráp

-Ngoài trời

Giờ làm việc cụ thể của một người thợ cơ khí như thế nào?

Thợ cơ khí thường làm việc trong nhà máy, nhưng cũng hay phải đến xưởng, nhà máy của khách hàng để lắp ráp tại chỗ. Thợ cơ khí sẽ phải làm quen với những hành trình dài để đến được với khách hàng. Ở những công ty lớn, nơi mà máy móc vận hàng suốt ngày đêm, chẳng hạn như trong ngành luyện thép, cũng có khả năng người thợ cơ khí sẽ phải làm việc theo ca. Giờ làm việc trung bình ở phía Tây nước Đức sẽ là 35 tiếng/tuần và ở phía Đông sẽ là 38 tiếng/tuần, tùy thuộc vào từng công ty hay nhà máy.

Đồng phục làm việc:

Người thợ cơ khí sẽ làm việc ở xưởng sản xuất hoặc tại các công trường xây dựng và sẽ làm những công việc như xử lý máy móc và công cụ xây dựng. Khi hàn sẽ tạo ra khói hoặc khi khoan, mài sẽ tạo ra tiếng ồn. Vì thế thợ cơ khí cần mặc quần áo bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, lá chắn lúc hàn, găng tay, kính bảo hộ và đồ bảo vệ tai.

Tôi phải là một người như thế nào để có thể trở thành một thợ cơ khí?

Kỹ thuật viên:

Trong nghề này, bạn sẽ tiếp xúc hàng ngày với máy móc, thiết bị điện tử và những công cụ khác, vì thế đòi hỏi một bàn tay lành nghề cũng như sự hiểu biết kỹ lưỡng về kỹ thuật.

Có khả năng làm việc theo nhóm:

Là một người thợ cơ khí, bạn thường xuyên phải làm việc theo nhóm. Đặc biệt là khi làm việc tại các công trường xây dựng, quan trọng nhất là bạn có thể trao đổi công việc với những người khác và tin tưởng lẫn nhau khi giao việc.

Người cầu toàn:

Khi bạn cắt những bộ phận mà kích thước không chính xác, bạn sẽ không thể ghép chúng lại với nhau. Để điều này không xảy ra và máy móc có thể hoạt động tốt, bạn cần làm việc cẩn thận và có tổ chức.

Chương trình đào tạo nghề cho một thợ cơ khí diễn ra như thế nào?

Nếu muốn trở thành một thợ cơ khí, bạn cần trải qua một chương trình đào tạo kép, tức là xen lẫn lý thuyết và thực hành kéo dài ba năm rưỡi. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà những tiết học lý thuyết ở trường nghề sẽ được xếp vào một số ngày nhất định trong tuần hoặc theo dạng khối. Thay vì có những kỳ thi giữa và cuối kỳ học thì sẽ là một kỳ thi cuối cùng được chia thành hai phần: kỳ thi thứ nhất là sau khi chương trình đào tạo nghề bắt đầu 18 tháng và kỳ thi cuối là sau ba năm rưỡi khi kết thúc khoá đào tạo. Một phần của bài kiểm tra là bài kiểm tra thực hành, đó có thể là một bài tập thực hành cụ thể do doanh nghiệo đào tạo đặt ra hoặc một bài tập liên công ty. Bạn sẽ có 21 tiếng để làm bài tập này. Trong ngành cơ khí thủ công, một người thợ cơ khí sẽ hoàn thành việc học nghề của mình với vai trò người hỗ trợ.

Trong xí nghiệp, học viên sẽ được học về cách lập kế hoạch cho các quy trình làm việc. Thợ cơ khí sẽ bắt đầu làm quen với các vật liệu sẵn có cũng như các công cụ trước khi họ học cách sử dụng máy móc và những dụng cụ để chế tạo, lắp ráp và bảo trì các bộ phận. Kiến thức của những lĩnh vực nãy sẽ được giảng dạy sâu hơn ở trường dạy nghề.

Năm nghề liên quan đến công nghiệp kim loại:

Ngoài thợ cơ khí còn có cac công việc khác liên quan đến kim loại công nghiệp: thợ cơ khí công nghiệp, thợ cơ khí xây dựng, thợ cơ khí dụng cụ và thợ cơ khí vận hành máy cắt. Những chương trình đào tạo giống nhau về nội dung: Việc cung cấp trình độ cốt lõi giống nhau cho cả năm nghề chiếm một nửa thời gian đào tạo nghề. Ngoài ra còn có trình độ chuyên môn đặc thù công việc – chẳng hạn như thợ cơ khí sẽ được học chuyên sâu hơn về hệ thống đường ống sản xuất cơ khí nhà máy. Chuyên môn và trình độ cốt lõi được phối hợp giảng dạy tốt trong quá trình đào tạo.

Một thợ cơ khí sẽ học những gì ở trường dạy nghề?

Tại trường dạy nghề, bạn sẽ được những học những khái niệm cơ bản về kỹ thuật để có thể làm việc trong nhà máy. Có một số môn học liên quan đến đặc thù công việc, và bạn cũng học những môn học chung như tiếng Đức, tiếng Anh, Toán và Kinh Tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học các quy phạm pháp luật và quy định về phòng ngừa tai nạn, những kỹ năng này sẽ được dạy theo phương pháp tích hợp.

Năm đào tạo thứ nhất:

Chế tạo linh kiện bằng dụng cụ cầm tay:

Khi bắt đầu chương trình đào tạo nghề, học viên sẽ học cách sản xuất các bộ phận bằng dụng cụ cầm tay – ví dụ: với cưa cầm tay. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị: bản vẽ kỹ thuật được nghiên cứu và thực hiện trong nhà, kế hoạch làm việc được chuẩn bị và tính toán. Để học viên hiểu được loại vật liệu và công cụ nào phù hợp, họ sẽ phải học về những loại kim loại và nhựa cũng như công cụ khác nhau.

Sản xuất linh kiện với máy móc:

Lĩnh vực học tập này cũng yêu cầu phải đánh giá, thiết kế bản vẽ và kế hoạch làm việc. Điều khác hơn cả là việc xử lý và làm việc với những máy móc lớn: cấu trúc cũng như phương thức hoạt động của chúng là điều mà học viên cần phải nắm vững. Ngoài ra, học viên cũng sẽ học những điều cơ bản về quản lý chất lượng bằng cách tạo và phân tích những báo cáo kiểm tra chẳng hạn như chi phí cho công cụ và máy móc, lượng vật liệu được tiêu thụ và số giờ làm việc.

Sản xuất lắp ráp đơn giản:

Để sản xuất những tổ hợp đơn giản, các thợ cơ khí trong tương lai cần hiểu và áp dụng các bản vẽ chung và bản vẽ nhóm, sơ đồ bố trí và sơ đồ bật tắt. Học viên sẽ học cách tạo ra những bộ phận riêng lẻ bằng cách hàn, khoan, vít và lắp ráp chúng lại với nhau cũng như so sánh những phương án lắp ráp khác, cả bằng tiếng Anh. Hoạt động theo nhóm, các học viên cũng tổ chức những công việc lắp ráp đơn giản.

Phục vụ hệ thống kỹ thuật:

Trong quá trình cân nhắc các kế hoạch bảo trì sẵn có, các học viên sẽ lên các biện pháp bảo trì dựa trên các tình huống có trong thực tế và chọn các công cụ cũng như vật liệu hỗ trợ phù hợp. Bước này đòi hỏi kiến thức về điện tử cũng như công nghệ điều khiển.

Năm đào tạo nghề thứ hai:

Sản xuất linh kiện cho nhà máy kỹ thuật:

Trong phần học này, học viên sẽ chế tạo linh kiện công nghệ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Bạn sẽ lên những bản phác thảo, danh sách các bộ phận cần có và bản vẽ kỹ thuật cũng như kế hoạch dự án có tính đến thời hạn hoàn thành.

Lắp ráp và vận chuyển những thành phần của hệ thống kỹ thuật:

Trong nhóm, học viên sẽ được chuẩn bị lắp ráp, tháo gỡ và lắp đặt các bộ phận của các thiết bị trong nhà máy. Những bộ phận này sẽ được vận chuyển dưới hình thức nào? Những biện pháp an ninh nào cần được cân nhắc tới? Những câu hỏi như vậy sẽ được trả lời cũng như câu hỏi liệu những linh kiện này có còn nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển hay không.

Kết nối các linh kiện:

Là một thợ cơ khí, bạn sẽ làm rất nhiều việc liên quan đến đường ống – từ phụ kiện ống nước đến hệ thống đường ống. Trong phần học này, học viên sẽ sử dụng các chương trình máy tính phù hợp để xác định kích thước xây dựng về tải trọng cũng như khả năng tải.

Chuyển giao và vận hành hệ thống nhà máy:

Học viên sẽ thực hành cách chuyển hệ thống máy cho khách hàng cũng như đưa hệ thống máy vào hoạt động. Nếu xảy ra lỗi, chúng sẽ được phát hiện và khắc phục sớm cũng như ghi chép lại các lỗi một cách cẩn thận. Họ cũng học cách giao tiếp với khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng máy.

Năm đào tạo nghề thứ ba:

Bảo trì hệ thống nhà máy:

Trong năm đào tạo nghề thứ 3, học viên sẽ học cách thực hiện công việc bảo trì và sửa chữa. Bạn sẽ phải lên kế hoạch và cung cấp đơn đặt hàng cho các khách hàng cụ thể. Ngoài ra, học viên cũng đưa ra những nhận định và sửa lỗi trong những tình huống có lỗi xảy ra.

Tích hợp cách thành phần của kỹ thuật điều khiển:

Học viên có thể cài đặt các hệ thống điều khiển, bao gồm kết nối điện của các thành phần cũng như chỉ dẫn cho khách hàng cách sử dụng. Những kiến thức này sẽ được học sâu hơn trong các bài tập thực tiễn.

Tích hợp những hệ thống thành phần của hệ thống tổng:

Trong phần học này, học viên sẽ học cách lập kế hoạch tạo thành các linh kiện và hệ thống nhỏ hơn dựa trên một đơn đặt hàng ảo. Trong các hoàn cảnh được đặt ra, học viên sẽ mô phỏng những cuộc thảo luận với khách hàng và trình bày những phương án thực hiện khác nhau.

Năm đào tạo nghề thứ tư:

Lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống kỹ thuật cơ khí:

Trong phần học này, các học viên sẽ cùng nhau lên kế hoạch cho hệ thống cơ khí – cho đến khâu thực hiện. Tất cả học viên sẽ cùng có trách nhiệm cho dự án.

Sửa đổi và điều chỉnh hệ thống kỹ thuật của nhà máy:

Nhiệm vụ của thợ cơ khí là điều chỉnh máy móc nếu khách hàng muốn thay đổi hiệu suất. Bên cạnh đó bạn cũng phải hướng dẫn khách hàng sử dụng hệ thống sau khi sửa đổi.

 Những máy móc mà học viên sẽ được sử dụng hàng ngày:

-Đường ống

-Nồi hơi

-Đầu đốt tự động

-Thiết bị hàn

-Đồ vít

-Kéo cắt kim loại

Một người thợ cơ khí học gì ở ngoài thực tiễn?

Bên cạnh việc học ở cơ sở đào tạo nghề thì một người thợ cơ khí sẽ được đào tạo thực tế tại công ty hay có thể là trong phòng sản xuất hoặc xưởng. Ở đây học viên sẽ áp dụng những gì đã học tại trường dạy nghề: ví dụ như lê kế hoạch dự án, sản xuất linh kiện và tư vấn cho khách hàng.

Đặc biệt, ở nửa sau của chương trình đào tạo nghề, học viên sẽ đủ trình độ để đến những địa điểm xây dựng của khách hàng, nơi họ sẽ lắp ráp và bảo trì thiết bị. Tuỳ thuộc vào công ty mà một người thợ cơ khí sẽ có những lĩnh vực khác nhau như xây dựng nhà máy, xây dựng bộ máy, bảo trì, kỹ thuật hệ thống đường ống và công nghệ hàn.

Tiền lương

Lương trong thời gian học nghề (Lương trước thuế tính theo tháng):

Năm thứ 1: 730€

Năm thứ 2: 800€

Năm thứ 3: 875€

Năm thứ 4: 930€

Lương sau thời gian học nghề (Lương trước thuế tính theo tháng): 2000 – 2400€ (tùy theo năng lực và thành phố làm việc)

(Nguồn: https://www.ausbildung.de/berufe/anlagenmechaniker/)

Xem thêm

Nghề điều dưỡng

Nghề khách sạn

Quản lí nhà hàng

Bài viết liên quan

Nhân viên bán hàng

Ngành nhân viên bán hàng tại Đức là một lĩnh vực rất phát triển và có nhiều cơ hội việc