Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn (Koch/Köchin)

Một Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn sẽ làm gì?

Lên thực đơn:

Trước khi nấu đồ ăn, Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn cần lên thực đơn cho các món ăn. Nó không chỉ dừng ở việc chọn thực phẩm đa dạng, mà còn phải để ý đến mùa và nhu cầu đặc biệt của khách hàng. Măng tây có nhiều vào mùa xuân trong khi nấm lại có nhiều và được phục vụ nhiều hơn vào mùa thu

Là một người Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn, bạn cũng phải chú ý đến sự yêu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau – từ người bị tiểu đường đến người ăn chay trường.

Mua nguyên vật liệu:

Đặc biệt là trong các nhà hàng nhỏ hơn, Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn có trách nhiệm mua nguyên liệu, bên cạnh việc phụ trách nấu ăn.

Điều này bao gồm cả việc so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm đầu vào, tính toán lượng thức ăn cho hợp lý.

Lưu trữ nguyên liệu đầu vào:

Là một Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn, bạn cũng cần biết cách bảo quản các nguyên liệu sao cho hợp lý – ví dụ như khoai tây cần được bảo quản ở nơi tối và thoáng mát; thịt sống không bao giờ được bảo quản gần những thực phẩm khác do nguy cơ nhiễm salmonella. Điều này cũng được quy định rõ ràng trong các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải được tuân thủ nghiêm ngặt trong các nhà hàng.

Việc kiểm tra thường xuyên hạn sử dụng và số lượng nguyên vật liệu trong kho cũng là nhiệm vụ của một Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn.

Chuẩn bị món ăn:

Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn là người cần chuẩn bị rất nhiều những món ăn khác nhau. Đó là lý do vì sao các nhân viên trong nhà bếp lớn thường chỉ chuyên về 1 hoặc một vài lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn: Trong khi một người đầu bếp cắt, lọc thịt và chuẩn bị những công đoạn tiếp theo thì một người khác sẽ chịu trách nhiệm làm sạch và cắt salat.

Những thiết bị có sẵn trong bếp như máy trộn, lò vi sóng và lò chiên nhúng làm cho việc nấu ăn của Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn trở nên dễ dàng hơn.

Phục vụ thức ăn:

Các món ăn không những cần phải ngon mà còn cần phải trông hấp dẫn và người Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn cần chú ý đến cách bày trí món ăn trên đĩa.

Hơn nữa người Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn cũng cần phải kiểm tra xem những món ăn được đưa ra đã đúng với yêu cầu của thực khách chưa, trước khi nhân viên phục vụ đưa đến cho họ.

Lên kế hoạch về quy trình làm việc và giám sát nhân viên:

Tuỳ vào vị trí của mình mà người Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn có thể cũng phải đảm nhận việc lên kế hoạch làm việc cho nhân viên cũng như quy trình làm việc.

Với vai trò là bếp trưởng, Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn cũng cần có trách nhiệm phân công, hướng dẫn và giám sát những người làm việc dưới mình.

Lau chùi và dọn dẹp nơi làm việc:

Công việc không thể thiếu của cuối mỗi buổi làm việc là dọn dẹp bếp. Những nguyên liệu không sử dụng nữa cần được đóng gói để bảo quản, máy móc dùng trong bếp cần được lau rửa và rác thải cần được xử lý.

Những điều này cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về vệ sinh dịch tễ.

Điểm nhanh những công việc của một người Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn:

  • Tạo menu phù hợp theo mùa và theo yêu cầu của từng đối tượng khách hàng.
  • Mua nguyên liệu đầu vào cho món ăn và bảo quản chúng theo đúng quy trình.
  • Sơ chế và chuẩn bị món ăn bằng cách dùng các thiết bị có sẵn, sắp xếp món ăn sao cho hấp dẫn, bắt mắt.
  • Hướng dẫn và giám sát phụ bếp.
  • Lau chùi, dọn dẹp nơi làm việc và xử lý rác thải.
  • Kiểm kê số lượng hàng hoá trong kho.

Tại sao bạn nên trở thành một Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn?

Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn là công việc đang được các nhà tuyển dụng rất quan tâm! Vì vậy cơ hội tìm được việc sau thời gian học nghề là rất lớn. Ngoài ra người đầu bếp có thể tiếp tục được đào tạo kể cả sau thời gian học nghề. Chẳng hạn nếu bạn có chuyên môn về một lĩnh vực nhất định, điều đó sẽ giúp cho bạn khác với những người đầu bếp khác. Cách tính lương được áp dụng như sau: ai chịu nhiều trách nhiệm, người đó sẽ nhận nhiều lương hơn. Điều cuối cùng cũng quan trọng không kém: với tư cách là một người  đầu bếp, bạn có thể  trở thành chủ một nhà hàng và làm việc độc lập.

Thời gian làm việc của nghề Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn như thế nào?

Tuỳ thuộc vào nơi làm việc, người Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn có thể sẽ thường làm việc vào ban đêm, cuối tuần hoặc vào ngày lễ. Thời gian làm việc thường được điều chỉnh theo ca làm.

Giờ làm việc:

  • Làm việc theo ca
  • Cuối tuần, làm việc ban đêm và ngày lễ.
  • Khoảng 40 giờ mỗi tuần.

Đồng phục làm việc:

Áo khoác trắng, mũi trùm chuyên nghiệp trong nhà bếp để tránh tóc rơi vào đồ ăn, ngoài ra còn có quần và tạp dề.

Những kỹ năng cần có để trở thành Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn?

  • Kỹ năng làm việc theo nhóm.
  • Các nhân viên trong nhà bếp thường phải làm việc trong không gian chật hẹp và mỗi người có những nhiệm vụ cũng như công việc khác nhau và đôi khi điều đó có thể gây căng thẳng.
  • Bạn cần là một người cầu toàn.
  • Là một Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn, bạn sẽ phải làm việc dưới áp lực thời gian và luôn phải tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ thực khách.
  • Luôn cẩn thận với những vật dụng nguy hiểm trong nhà bếp như dao nhọn, dầu sôi và những thứ nguy hiểm khác.
  • Bạn có một đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn và sáng tạo.
  • Thế thì ngành Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

 

Chế độ chính sách của nghề Chuyên viên ẩm thực và chế biến món ăn

  • Số ngày nghỉ trong năm: 24-30 ngày 1 năm
  • Làm theo các ca

Tiền lương:

Lương trong thời gian học nghề (Lương trước thuế tính theo tháng):

Năm thứ 1: 800 – 850 €

Năm thứ 2: 850 – 900€

Năm thứ 3: 900 – 950€

Lương sau thời gian học nghề (Lương trước thuế tính theo tháng):

Lương khi mới vào nghề: 1.400€ – 1700€

Lương khi đã có kinh nghiệm: 2.000€ – 2300€

Xem thêm

Quản lí nhà hàng

Chuyên viên y tế và điều dưỡng

Nghề khách sạn

Bài viết liên quan

Nhân viên bán hàng

Ngành nhân viên bán hàng tại Đức là một lĩnh vực rất phát triển và có nhiều cơ hội việc