Để xin VISA Đức và tham gia chương trình du học nghề bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ theo các quy định của Đại sứ quán Đức gồm các giấy tờ sau:
1. Hộ chiếu có giá trị
2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học
3. Hai bản Đơn xin thị thực dài hạn khai đầy đủ
Nộp bản gốc và hai bản photo những giấy tờ sau, soạn những giấy tờ photo thành hai bộ hồ sơ đầy đủ. Sau khi xét duyệt xong hồ sơ, sẽ được nhận lại các bản gốc.
Nộp kèm bản dịch tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Đức (trừ những giấy tờ bằng tiếng Anh).
Sắp xếp các bộ hồ sơ theo thứ tự sau đây:
4. Lý lịch theo trình tự thời gian liên tục bằng tiếng Đức
5. Xác nhận tốt nghiệp phổ thông và đã qua đào tạo nghề hoặc học đại học nếu có.
6. Từ 1.4.2018: Giấy tờ về tình trạng gia đình, Chứng nhận độc thân hoặc chứng nhận kết hôn (đã được hợp pháp hóa lãnh sự); trong trường hợp đã có con thì nộp thêm giấy khai sinh của con (đã được hợp pháp hóa lãnh sự) Link
7. Xác nhận về những kiến thức đã có trong chuyên ngành muốn được đào tạo. Những xác nhận về kiến thức có sẵn này đặc biệt là các xác nhận về quá trình đào tạo nghề đã qua hoặc học đại học tại Việt Nam.
8. Bản viết lý giải động cơ
Bản viết cần phải cung cấp thông tin, tại sao bạn muốn được đào tạo trong nghề này. Bạn cho biết, việc học nghề này phù hợp với quá trình đào tạo và nghề nghiệp từ trước đến nay của mình như thế nào.
9. Các hợp đồng đào tạo thực hành và lý thuyết cũng như các giấy tờ và thông tin khác về quá trình đào tạo sau khi học tiếng:
– Học lý thuyết ở đâu?
– Đơn vị sử dụng lao động nào sẽ truyền đạt các kỹ năng thực hành?
10. Để được nhận vào đào tạo cần phải có chấp thuận của Cơ quan Lao động liên bang. Có thể xin chấp thuận này trong quá trình xin thị thực. Nếu không được chấp thuận, đơn xin thị thực sẽ bị từ chối. Để yên tâm lập kế hoạch hoặc để đẩy nhanh quá trình xét duyệt, bạn có thể cố gắng xin trước một giấy tạm chấp thuận của Cơ quan Lao động liên bang.
11. Xác nhận đủ trình độ tiếng Đức
Ít nhất đạt trình độ B2 theo “Khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu”.
Chỉ công nhận những chứng chỉ của cơ sở tổ thức thi là thành viên của Hiệp hội khảo thí ngôn ngữ châu Âu (ALTE) và có văn phòng tại chỗ với chuyên gia được cử sang ( Goethe- Institut, ÖSD, TestDaF, telc).
12. Trường hợp đặc biệt: Học tiếng trước khi đào tạo nghề: Bạn lưu ý là kể cả đi học tiếng trước khi đào tạo nghề thì khi xin thị thực cũng phải chứng minh được ít nhất có trình độ tiếng Đức B1. Phải xuất trình những xác nhận sau đây:
12.1 . Thông tin về khóa học tiếng Đức định sang học: Khoảng thời gian học, số giờ học và nếu có thể cả nội dung học, học phí, địa điểm học.
12.2 Chứng minh đã trả tiền học.
12.3 Bảo hiểm y tế cho khoảng thời gian học tiếng (Chỉ xuất trình, khi thị thực có thể được cấp).
* Bản chấp thuận của Cơ quan Lao động liên bang được nhắc đến ở trên tạm thời chưa cần thiết để xin thị thực cho trường hợp đặc biệt này và có thể xin cấp sau khi đã nhập cảnh vào Đức, muộn nhất trước khi khóa đào tạo bắt đầu.
13. Chứng minh được bảo hiểm y tế đầy đủ
Nếu theo học khóa đào tạo nghề trong xí nghiệp thì bạn được bảo hiểm bắt buộc khi khóa đào tạo bắt đầu. Trường hợp này không phải xuất trình xác nhận.
Nếu chỉ đào tạo nghề trong trường thì phải nộp hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bào hiểm đó phải nêu rõ là đáp ứng cho toàn bộ thời gian học nghề tại Đức. Nếu hợp đồng không nêu rõ điều đó, phải nộp thêm xác nhận bảo hiểm y tế.
14. Bảo đảm chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính:
14.1 Thông tin về chỗ ở và tiền thuê chỗ ở.
14.2 Cho khoảng thời gian học tiếng phải chứng minh được có ít nhất 720 Euro một tháng.
14.3 Cho chi phí sinh hoạt cũng phải được bảo đảm trong thời gian đào tạo.
Phải lưu ý rằng, bên cạnh tiền lương học nghề có thể còn phải chứng minh nguồn tài chính khác nữa. Người đi đào tạo nghề phải có 800 Euro một tháng chưa trừ phí tổn. Nếu xuất trình được những chứng từ khác chứng nhận là không nảy sinh những chi phí riêng rẽ (ví dụ: ăn uống, chỗ ở) thì khoản tiền phải có trên sẽ được hạ thấp đi tương ứng.
Có thể chứng minh khả năng tài chính bằng:
1. Giấy cam kết bảo lãnh với lưu ý là cho mục đích đào tạo. Chứng minh người thứ ba đảm nhận chi phí theo mẫu quốc gia, còn gọi là Giấy cam kết bảo lãnh (Hỏi thông tin chi tiết tại cơ quan ngoại kiều nơi cư trú của người đứng ra cam kết – người cam kết cư trú lâu dài ở nước ngoài có thể đến viết cam kết tại cơ quan đại diện của Đức có thẩm quyền đối với nơi cư trú của người đó) .
2.Mở một tài khoản phong tỏa. Trong quá trình xin cấp thị thực có thể chứng minh khả năng trang trải chi phí sinh hoạt bằng cách mở tài khoản phong tỏa. Bạn được tự lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản. Theo thông tin hiện nay Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán biết thì tại Việt Nam có thể mở tài khoản phong tỏa như yêu cầu của thủ tục thị thực tại các ngân hàng trong danh sách sau đây: Vietin Bank. Danh sách các ngân hàng cung cấp dịch vụ này trên toàn cầu có trên trang chủ của Bộ Ngoại giao Đức: Link
Lưu ý quan trọng: Trong từng trường hợp Đại sứ quán Đức cần, bạn có thể phải nộp thêm những giấy tờ khác để ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực.
(Trích nguồn: https://vietnam.diplo.de/vn-vi/service/05-VisaEinreise/171009-berufsausbildung-vnm/1294568)