Người Đức vốn nổi tiếng là những người quy tắc và nghiêm túc. Không những vậy, họ còn có rất nhiều thói quen tốt mà chúng ta nên học tập. Hãy cùng tìm hiểu những thói quen này là gì nhé!
Tắm nắng
Người Đức rất quý trọng ánh nắng. Thậm chí, ngay giữa chốn đông người, họ có thể dang rộng hai tay để tận hưởng những tia nắng ấm áp. Bạn có thể thấy điều này ngạc nhiên, nhưng rất nhiều người nước ngoài sau một thời gian sinh sống tại Đức cũng thực hiện thói quen này.
Thận trọng về tài chính
Người Đức rất coi trọng những thẻ tín dụng, không giống nhiều nước khác. Ví dụ, khi bạn đến ngân hàng tại Đức, giao dịch viên sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn đề nghị mở 3 thẻ tín dụng Mastercard, Visa và American Express. Bởi, tại đây, người ta thường xem thẻ tín dụng như một khoản vay. Và để mở tài khoản, người dùng sẽ cần chứng minh độ ổn định tài chính, mức lương và lịch sử ngân hàng đáng tin cậy.
Ngoài ra, người Đức cũng không đánh giá cao những người sở hữu nhiều thẻ tín dụng hay quá lệ thuộc vào nó. Lý do là bởi người Đức quan niệm rằng chỉ nên chi tiêu cho những khoản mà mình có thể chi trả.
Nếu nhiều đất nước khuyến khích việc sử dụng thẻ tín dụng, thì tại Đức, người dân sử dụng tiền mặt để có thẻ nhận thức mức độ đắt đỏ hay cần thiết của các khoản chi, cũng như để có thể quản lý chi tiêu kỹ hơn.
Không mặc cả
Tại Đức, người các cửa hàng thường ít khi có chương trình ưu đãi cho khách hàng, và người mua hàng cũng không mặc cả khi mua hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do họ lo sợ mặc cả nhiều sẽ trở thành một thói quen xấu, và làm cho người mua hàng phải cân nhắc về giá cả hàng hóa và rất tốn thời gian.
Chuẩn bị kỹ cho kế hoạch đi chơi
Người Đức thích chuẩn bị kế hoạch cho kỳ nghỉ từ trước rất rất nhiều tuần. Điều này có thể coi như liều thuốc tinh thần cho bạn mỗi khi công việc quá căng thằng, bạn có thể biết chắn chắn là khoảng 1 hay 2 tháng nữa là đến kỳ nghỉ tiếp theo, thay vì là một khoảng thời gian không xác định.
Phân loại rác
Người Đức rất coi trọng việc phân loại rác thải. Mỗi gia đình thường có 4 loại thùng rác khác nhau để phân từng loại rác khác nhau. Lúc đầu, bạn có lẽ sẽ thấy điều này khá rắc rối, nhưng đây sẽ là một cách rất hiệu quả để thúc đẩy việc tái chế.
Xem thêm
Chị Khánh Chi – Trên 30 tuổi, trượt VISA đến 3 lần liệu có còn cơ hội du học nghề