8 điều kỳ thú về nước Đức làm cục bộ du học sinh Việt choáng váng khi mới đặt chân tới đây!
1. Bàng hoàng về chất lượng không khí . . .
… cực tốt!
Nếu ở Việt Nam, khẩu trang là vật bất ly thân mỗi khi ra ngoài đường thì tại Đức bạn có thể thoải mái hít thở bầu không khí vô cùng trong lành.
Lưu ý: Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, các bạn đừng quên đeo khẩu trang mỗi khi đến nơi đông người nhé!
2. Mỏi mắt . . .
… ngắm nhìn những công trình kiến trúc hoành tráng!
Những công trình kiến trúc tại nước Đức vẫn mang cho trong mình những nét đặc trưng của văn hóa – nghệ thuật Châu Âu, nhưng cũng lại rất hiện đại, thân thiện với môi trường với không gian xung quanh với những hàng cây trải dài, hay những vườn hoa xinh xắn.
Khi đến Đức, bạn đừng quên ghé thăm những lâu đài nguy nga tráng lệ từ hàng trăm năm trước, hay những tòa nhà chọc trời hiện đại mới được xây dựng những năm gần đây nhé.
3. Nếu bạn đã quá ngán ngẩm món cơm trắng . . .
… hãy thử bánh mì Đức!
Tại Đức, bánh mì không đơn giản chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của văn hóa. Đất nước này có hơn 300 loại bánh mì (chưa kể đến các biến tấu tại từng địa phương), 1.200 loại bánh mì cuộn và bánh nướng.
Trung bình mỗi người Đức tiêu thị 87 kg bánh mì/năm và đây có thể là lý do cho vòng hai của họ có đôi chút “phì nhiêu”.
4. Bóng đá không phải là một môn thể thao . . .
…mà là một tôn giáo!
Người dân nước Đức phát cuồng vì bóng đá. Thậm chí, chỉ vì khác biệt về câu lạc bộ bóng đá yêu thích mà các mối quan hệ cá nhân có thể ảnh hưởng. Nếu sống tại những thành phố như Munich, bạn có thể thấy tất cả cư dân, từ trẻ em cho tới người già, đều mặc áo đỏ để cổ vũ cho câu lạc bộ Bayern Munich khi có trận đấu quan trọng.
5. Quốc gia đầu tiên áp dụng giờ DST . . .
…nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên!
Từ mùa hè năm 1916, Chính phủ nước Đức quyết định áp dụng Daylight Saving Time (DST) – tạm dịch “tiết kiệm ánh sáng ban ngày” để giảm lượng nhiên liệu dùng cho thắp sáng và sưởi ấm. Các quốc gia áp dụng quy định này sẽ chỉnh đồng hồ sớm hơn 1 giờ vào đầu mùa xuân và chỉnh lại vào mùa thu để tận dụng tối đa thời gian có ánh sáng mặt trời.
6. Rác thải không vứt bỏ . . .
… mà được phân loại và tái chế hiệu quả!
Phân loại rác thải theo màu – Green Dot rất được xem trọng tại nước Đức bởi người dân coi đây như nghĩa vụ với môi trường. Theo đó, rác thải được được phân chia thành các loại khác nhau, theo các thùng màu, với hướng dẫn sử dụng chi tiết bằng tiếng Anh và tiếng Đức, được để khắp mọi nơi:
- màu nâu: rác thải hữu cơ có thể phân hủy (thức ăn thừa, lá, rau cỏ…)
- màu đen: rác thải thường nhưng khó phân hủy (tàn thuốc lá, tro, bỉm, sản phẩm từ da…)
- màu vàng: các loại chất dẻo (nilong, đồ hộp, lon rỗng…)
- màu xanh da trời: giấy, báo cũ…
- màu xanh lá cây: chai lọ thủy tinh 1 ngăn, chai lọ nhựa khác 1 ngăn, không để vỏ chai có thể tái sử dụng
- các chất thải độc hại (pin, thuốc quá hạn, mỹ phẩm hết hạn…): người dân có đem bỏ đi tại thùng rác riêng ở các siêu thị, hiệu thuốc …
7. Luật pháp quá nhiều . . .
… và quá hiệu quả!
Luật pháp nước Đức rất nghiêm minh và nó chi phối mọi hoạt động tại đây. Khi một người bị cảnh sát bắt, họ sẽ bị phạt. Thậm chí, người dân cũng sẽ bị phạt khi không phân loại rác thải theo đúng mã màu đã quy định.
8. Choáng ngợp với môi trường làm việc . . .
… chuyên nghiệp, hiện đại, năng động.
Nước Đức – một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu châu lục và thế giới, từ lâu đã được biết đến là một quốc gia chỉnh chu, tỉ mỉ và nguyên tắc. Chính vì vậy, khi theo học tại Đức, học viên sẽ được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại bậc nhất.
Bên cạnh đó, Chính phủ nước Đức có rất nhiều chính sách ưu đãi, nhằm thu hút nhân tài quốc tế đến học tập tại quốc gia mình, như miễn giảm học phí, nhận lương trợ cấp trong thời gian học…
Điều này cũng tạo cơ cho sinh viên được giao lưu với các học viên đến từ các nước khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Biết đâu, bạn sẽ có thể học thêm một ngôn ngữ khác nữa đấy!
Để có cơ hội trả nghiệm những điều này, hãy đến ngay với chương trình Du học nghề của WBS Training Việt Nam nhé!