So với các quốc gia khác trên châu Âu, chi phí sinh hoạt ở Đức khá hợp lý. Theo thống kê năm 2019, trung bình bạn sẽ cần khoảng 720 Euro mỗi tháng, khoảng 8.640 Euro mỗi năm để chi trả cho chi phí sinh hoạt ở Đức.
Chi phí chi trả cho thực phẩm, nơi ở, hoá đơn, quần áo, giải trí tại Đức đều ở mức trung bình so với các nước tại châu Âu. Tiền thuê nhà là số tiền bạn phải chi trả nhiều nhất cho mỗi tháng tại Đức.
Nếu bạn đang có kế hoạch du học tại Đức, bạn nên tìm hiểu kĩ càng về chi phí sinh hoạt tại Đức để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất. Vì khi trở thành du học sinh, điểm số sẽ không phải là vấn đề duy nhất bạn cần quan tâm, mà bạn sẽ phải giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thông tin đầy đủ nhất về chi phí sinh hoạt tại Đức.
1. Học phí học đại học
Mặc dù một vài trường đại học ở Đức đã công bố chính sách mới về học phí cho sinh viên quốc tế, phần lớn các trường đại học tại Đức miễn học phí cho sinh viên đại học. Với tư cách là một sinh viên quốc tế tại Đức, khoản tiền duy nhất bạn phải nộp là quỹ theo mỗi học kì. Một số khoản tiền cố định bạn phải trả cho các dịch vụ đặc biệt của trường như: xe bus, hỗ trợ hành chính, dụng cụ thể chất, sảnh ăn,…
Mặc dù học phí tại Đức có thể giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho bạn, nhưng bạn vẫn cần chi trả các chi phí sinh hoạt khác. Đức không phải là một quốc gia đắt đỏ đối với sinh viên nên nếu bạn có kế hoạch rõ ràng và quản lý chi tiêu hợp lý bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
Chi phí sinh hoạt tại Đức sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phố nơi bạn sinh sống hoặc cách chi tiêu của bạn. Tại các thành phố lớn thì chi phí thuê nhà, thực phẩm, quần áo cũng sẽ cao hơn các thành phố nhỏ.
Chọn một nơi lý tưởng để sống bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền. Hơn nữa bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Thông tin dưới bài viết sẽ giúp bạn tính toán chính xác nhất về chi phí sinh hoạt tại Đức.
2. Khu vực có chi phí sinh hoạt cao nhất ở Đức?
Nhìn chung, khu vực ở phía Nam là khu vực có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất. Munich và Stuttgart là 2 thành phố lớn và có chi phí sinh hoạt cao nhất tại Đức.
Ví dụ: trung bình giá cho một căn hộ 1 phòng ngủ ở Stuttgart là 846.43 Euro/ tháng trong khi để thuê một căn hộ tương tự ở các thành phố phía Bắc như Bremen chỉ mất 560 Euro. Điều đó có ngĩa là thuê một căn hộ ở Bremen sẽ rẻ hơn 30% so với ở Stuttgart.
Thủ đô Berlin không đắt như các thành phố khác ở Đức cũng như ở châu Âu. Khoản tiền lớn nhất bạn phải chi trả khi sống tại Berlin là chi phí thuê nhà. Một căn hộ nhỏ với một phòng ngủ ở Berlin có giá trung bình khoảng 795 Euro/ tháng.
Chi phí sinh hoạt tại các thành phố khác xung quanh Berlin ở phía Đông đều thấp hơn các thành phố ở phía Nam. Lepzig là một trong những thành phố có chi phí sinh hoạt hợp lý nhất ở Đức.
Chi phí thuê nhà ở Stuttgart cao hơn 40% so với Leipzig và 20% so với Dusseldorf, trong khi chi phí sinh hoạt tại Stuttgart với các thành phố lớn ở phía Bắc, Hamburg gần như là ngang nhau.
Phía Nam nước Đức là khu vực có chi phí sinh hoạt cao nhất, đứng thứ hai là thành phố phía Tây, sau đó là phía Nam trong khi phía Đông là khu vực có chi phí sinh hoạt thấp nhất.
3. Giá thuê nhà trung bình ở Đức
Điều đầu tiên cũng là mối quan tâm lớn nhất của mỗi du học sinh tại Đức là tìm một nơi ở phù hợp với mức chi phí hợp lý. Một số thành phố được coi là thành phố đắt đỏ phần lớn bởi vì khoản tiền lớn nhất bạn phải trả mỗi tháng là phí thuê nhà.
Giá thuê nhà tại khu vực trung tâm thành phố sẽ cao hơn các khu vực khác và việc tự mình chi trả cho chi phí thuê nhà là điều không thể đối với mỗi du học sinh. Vì vậy, bạn nên tìm một người ở cùng để giảm bớt chi phí.
Tại các thành phố lớn như Munich, Hamburg, Cologne và Frankfurt chi phí thuê nhà hầu như se cao hơn các thành phố khác như Leipzig hay Karlsruhe. Tuỳ vào việc bạn muốn tìm nhà ở đâu và điều kiện ngôi nhà như thế nào mà giá thuê nhà sẽ có sự khác biệt.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc tìm một căn hộ 1 phòng ngủ ở trung tâm thành phố, tiền thuê nhà mỗi tháng sẽ là 700 Euro. Trong khi với cùng một căn hộ ở khu vực ngoại ô bạn chỉ mất khoảng 500 Euro mỗi tháng. Nếu bạn đang tìm kiếm một căn hộ được trang bị đầy đủ, rộng rãi và được đặt gần trung tâm thành phố thì giá thuê nhà sẽ từ 1000 Euro đến 1500 Euro mỗi tháng.
Thành phố | Phí thuê nhà trung bình mỗi tháng | Thành phố | Phí thuê nhà trung bình mỗi tháng |
Aachen | 534.65 € | Dusseldorf | 672.22€ |
Augsburg | 613.57€ | Frankfurt | 868.91€ |
Berlin | 795.90€ | Hamburg | 838.94 € |
Bochum | 406.67€ | Hannover | 591€ |
Bonn | 653.75€ | Ingolstadt | 708.33€ |
Bremen | 560.00€ | Leipzig | 490.80€ |
Cologne | 727.14€ | Mainz | 668.00€ |
Dortmund | 460.00€ | Munich | 1,094.30€ |
Dresden | 533.33€ | Paderborn | 512.50€ |
Essen | 451.83€ | Stuttgart | 846.43€ |
(Chi phí ở trên là chi phí cho căn hộ một phòng ngủ gần trung tâm thành phố)
4. Chi phí cho thực phẩm
Nếu bạn không phải là một người giỏi nấu nướng, bạn nên bắt đầu học từ bây giờ bởi việc dùng bữa tại nhà hàng ở Đức không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đang muốn tiết kiệm tiền. Bạn sẽ phải trả trung bình khoảng 45 Euro cho một bữa ăn 2 người tại nhà hàng.
Tại các nhà hàng nhỏ hơn, giá cho mỗi bữa ăn sẽ là từ 8 đến 14 Euro. Nếu bạn dùng món tráng miệng hoặc đồ uống thì số tiền bạn phải trả cũng sẽ cao hơn. Ví dụ, nửa lít bia nội địa Đức có giá khoảng 3.5 Euro trong khi bia nhập khẩu có giá 3 Euro.
Nếu bạn chọn cappuchino thay vì bia, bạn phải trả 2.64 Euro. Một chai nước 0.33 lít có giá 1.77 Euro trong khi một chai soda có giá 2.17 Euro.
Bạn có thể “tặng” cho bản thân những bữa ăn hàng, tuy nhiên sẽ có những lựa chọn khác tốt hơn nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề tài chính. Trường đại học thường có nhà ăn riêng hợp tác với trường để cung cấp cho sinh viên những món ăn đa dạng với chi phí thấp.
Nhà ăn này sử dụng một hệ thống thành viên linh hoạt cho phép sinh viên nạp một số nhất định vào thẻ “MensaCard”, sau đó sinh viên có thể sử dụng thẻ đó để mua đồ ăn với chi phí trung bình rẻ hơn 5 Euro.
Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tự nấu cho mình vì điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền.
5. Chi phí đi lại
Là một sinh viên, bạn sẽ phải di chuyển rất nhiều mỗi ngày: nhanh chóng để đến lớp đúng giờ, trở về nhà sau khi hết giờ học, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp tại khu vực khác, đi mua sắm,…
Đưa ra lựa chọn đúng đắn về phương tiện bạn sẽ sử dụng sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm tiền cho bạn.
Như đã đề cập ở phần trên, quỹ mà các sinh viên phải nộp mỗi kì sẽ bao gồm vé xe bus.
Xe đạp cũng là phương tiện di chuyển lý tưởng nhất, đặc biệt là tại các thành phố đông đúc trong giờ cao điểm.
Trong các phương tiện di chuyển khác, chắc chắn có thể khẳng định phương tiện công cộng là loại hình di chuyển có mức chi phí thấp nhất.
Hiện nay, trung bình giá vé một chiều cho các phương tiện công cộng địa phương là 2 Euro. Nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng thường xuyên bạn có thể mua vé tháng với mức giá trung bình khoảng 70 Euro một tháng.
Nếu bạn sử dụng ô tô bạn nên biết rằng chi phí để chi trả cho tiền xăng sẽ là từ 1.25 Euro đến 1.49 Euro một lít.
6. Chi phí chung
Bên cạnh chi phí thuê nhà, hàng tháng bạn sẽ phải trả hoá đơn tiền điện, nước, vệ sinh,… Giá điện ở Đức khá cao do sự tăng chi phí vào năm 2018.
Hiện nay ở Đức, bạn sẽ phải trả 29.42 cents cho mỗi kWh/h.
Nếu bạn có bạn cùng phòng, đương nhiên chi phí này của bạn sẽ rẻ hơn. Trong một số trường hợp, phí thuê nhà đã bao gồm chi phí chung vì vậy bạn sẽ không phải trả thêm chi phí này.
7. Chi phí bảo hiểm
Một điều bạn phải lưu ý là bảo hiểm y tế ở Đức là bắt buộc theo luật quy định. Bạn sẽ phải có kế hoạch mua bảo hiểm y tế ngay từ khi bạn bắt đầu sống tại Đức.
Có 02 lại hình bảo hiểm y tế chính tại Đức:
– Bảo hiểm y tế công
– Bảo hiểm y tế tư nhân
Tuỳ vào nhu cầu và khả năng chi trả bạn có thể lựa chọn loại hình bảo hiểm theo mong muốn.
Chi phí bảo hiểm y tế phụ thuộc vào loại hình bảo hiểm mà bạn lựa chọn. Bảo hiểm y tế công, đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với mọi người Đức và có chi phí thấp hơn. Số tiền bạn phải trả cho bảo hiểm y tế công (GKV) được quy định bởi chính phủ. Hiện tại, khoản tiền bạn phải trả hàng tháng cho loại hình bảo hiểm này dao động từ 70 Euro đến 80 Euro.
Nếu bạn có nhiều nhu cầu hơn, bạn có thể mua bảo hiểm y tế tư nhân với chi phí cao hơn. Không có mức chi phí bảo hiểm tiêu chuẩn cho bảo hiểm y tế tư nhân vì tuỳ vào nhu cầu cá nhân của mỗi người mà mức chi phí sẽ khác nhau.
8. Những chi phí khác
Ngoài những chi phí cơ bản đã đề cập ở trên, có một số khoản chi phí khác bạn cần phải quan tâm đến khi học tập và sinh sống ở Đức. Ví dụ: mua sắm quần áo, giày,…
Ở Đức, không chỉ chất lượng mà giá cả quần áo đều cao. Một chiếc quần jean sẽ có giá khoảng 50 Euro đến 100 Euro, trong khi một đôi giày (ví dụ như giày Nike Running) sẽ có giá từ 60 Euro đến 120 Euro. Đối với một đôi giày Business, bạn sẽ phải trả khoảng 70 Euro đến 120 Euro.
Xem thêm
5 thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất ở Đức
Báo chí Đức đưa tin về chương trình du học nghề của WBS Training Việt Nam