Thách thức mới
Ở vùng đất Jerichower xa xôi, những du học sinh Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức của chương trình học nghề.
Trên con đường đến với nước Đức, 5 bạn du học sinh trẻ tuổi đến từ Việt Nam đã phải trải qua những tuần lễ hết sức căng thẳng. Không chỉ bởi họ đến một đất nước hoàn toàn xa lạ vào đúng mùa dịch Corona đang ở giai đoạn cao trào, mà còn bởi họ phải bắt đầu với cuộc sống mới cùng với việc học nghề ở viện chăm sóc người cao tuổi C.A. Gottfried Pieschel thuộc hội Chữ Thập Đỏ.
Trích dẫn của Nicole Grandt.
“Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về nước Đức là rất tốt” Nguyễn Thị Trang, Phạm Phương Thảo, Vũ Văn Chương, Trương Nhật Linh và Đỗ Hoàng Long đều có quan điểm như vậy. “Tuy thời tiết ở đây có lạnh hơn ở Việt Nam nhưng mọi thứ khác đều tốt và chúng tôi đều rất hào hứng với thử thách mới này.”
Trong mùa hè này, những bạn Việt Nam trẻ tuổi bắt đầu việc học nghề đào tạo nhân lực điều dưỡng viên. Các bạn sẽ được dạy nghề trong trường nghề, đồng thời cũng thu thập được kinh nghiệm trong thực tiễn ở trung tâm chăm sóc người già C. A. Gottfried Pieschel thuộc hội chữ thập đỏ.
“Tất cả sẽ có 10 học viên đến từ Việt Nam bắt đầu việc học nghề ở đây trong mùa hè này”, ông Frank Michael Ruth Chủ tịch Hiệp hội Chữ Thập đỏ vùng Magdeburg Jerichower Land nói. Kể từ vài tháng nay, 5 điều dưỡng viên tương lai đang nỗ lực chăm chỉ học tiếng Đức. Và trong vài tuần tiếp theo, sẽ có 5 bạn Việt Nam nữa sẽ sang theo học. “Do đại dich Corona, 5 bạn này vẫn chưa thể nhập cảnh vào Đức được.” – Ông Rüdiger Bartsch thuộc trường dạy nghề trực thuộc tập đoàn WBS đã nói như vậy.
Trường WBS cũng chính là nơi mà các bạn Viêt Nam sang theo học phần lý thuyết nghề. Trong tháng 7, những bạn học sinh Việt Nam còn lại sẽ sang. Ông Chủ tịch Hiệp hội chữ thập đỏ vùng Magdeburg Jerichower Land cũng nhấn mạnh là 5 bạn học viên Việt Nam những người đã sang đợt đầu tiên trước khi nhập học vẫn phải tuân thủ các quy định liên quan đến Corona và vẫn phải cách ly sau khi nhập cảnh và phải được kiểm định xem có bị lây bệnh hay không trước khi vào nhập học.
Việc thiếu hụt nhân lực điều dưỡng
“Việt Nam có hệ thống giáo dục tương đương gần giống với Đức“, ông Ruth giải thích, đó cũng là lý do mà trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh lại cần những nhân lực trẻ tuổi đến từ đất nước xa xôi như Việt Nam đến vậy. “Và cũng phải thừa nhận rằng đơn giản là trong lĩnh vực này, nước Đức cũng đang bị thiếu hụt về nhân lực điều dưỡng. Không chỉ có 10 học viên kể trên mà còn có thêm 8 học viên nữa đã đệ đơn xin học. Vậy là, nếu như cả 8 bạn học viên này đã quyết định lựa chọn học nghề, thì trong mùa hè này sẽ có tổng cộng 18 bạn bắt đầu học nghề. “Thực tế là chúng tôi cần 20 học viên và con số 18 vẫn là con số ít”, ông Ruth bày tỏ.
“Một trong những yêu cầu lớn nhất đối với những học viên đến từ Việt Nam là ngôn ngữ tiếng Đức“, ông Bartsch nêu ra. Thật vậy, việc học tốt tiếng Đức là cực kỳ quan trọng, bởi vì giao tiếp được bằng tiếng Đức chính là cốt lõi trong công việc của một điều dưỡng viên.
Ngay từ khi mới đặt chân đến Đức, những học viên này đã học tiếng Đức và trước khi được vào học nghề thì họ phải chứng minh được trình độ tiếng Đức của mình thông qua các bài kiểm tra về trình độ tiếng Đức. “Chúng tôi cho rằng việc chúng tôi trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản trong lúc học tiếng là hoàn toàn đúng đắn”.
Ngoài ra, thái độ đối với công việc cũng rất quan trọng. 50 học viên nước ngoài cũng đang được dạy nghề. Trong số đó, nhiều bạn trẻ từ Việt Nam ngay từ khi còn ở quê nhà đã phải chăm sóc người thân của họ. Chính vì vậy, họ đã có những kinh nghiệm, những hiểu biết cơ bản khi làm công việc này.
Ngoài ra, các trường dạy lý thuyết nghề cũng như các trường đào tạo thực tiễn lâu nay vẫn có thiện cảm đối với những học viên đến từ Việt Nam. “Tỷ lệ bỏ ngang giũa chừng của học viên Việt Nam ít hơn rõ rệt khi so với những học viên Đức“ theo ông Bartsch. Trong 6 tháng đầu tiên của chương trình học, gần một nửa học viên Đưc bỏ dở giữa chừng, nhưng 8 trên 10 học viên Việt Nam đã thành công vượt qua các kỳ sát hạch về nghề.
Trước khi bắt đầu việc học, Nguyễn Thị Trang, Phạm Phương Thảo, Vũ Văn Chung, Trương Nhật Linh và Đỗ Hoàng Long đều có một vài câu hỏi. Và bạn Nguyễn Hoa – sinh viên năm thứ 3 và hiện tại cũng đang làm việc tại trung tâm chăm sóc C. A. Pieschel thuộc Hội Chữ Thập đỏ cũng đã nhiệt tình để giải đáp những câu hỏi này.
Ngoài ra bạn Hoa Nguyễn còn truyền đạt cho các bạn học viên kế cận minh để họ có thể mường tượng ra việc học nghề trong những buổi đầu tiên sẽ có gì bỡ ngỡ trở ngại. “Những học viên năm thứ 3 như Hoa thì chính thức đã trở thành điều dưỡng viền và chúng tôi luôn hy vọng rằng Hoa sẽ ở lại và làm việc lâu dài với chúng tôi“, ông Ruth mong muốn. Do đó, sau việc tái cấu trúc lại ngành đào tạo điều dưỡng viên sẽ không tạo ra những bất thường, học viên sau khi tốt nghiệp có thể quyết định là họ sẽ làm việc trong bệnh viện hay trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em – chứ không nhất định là phải chăm sóc người già.
“Vì trước đó nhóm ngành nghề này phân chia làm nhiều mảng khác nhau, thì giờ đây, nó quy tụ thành 1 ngành nghề, mà học viên vừa có thể học hỏi làm quen công việc chăm sóc hàng ngày trong việc dưỡng lão cũng như trong bệnh viện“, ông Bartsch nói. Điều này đỗi với các bạn học viên sẽ là lợi thế vì các bạn có thể làm quen với nhiều mảng trong nghành điều dưỡng. Và phụ thuộc vào sở thích của mình, các bạn có thể học chuyên sâu về mảng mình quan tâm. Tất nhiên, cũng xảy ra trường hợp là các nhà tuyển dụng khác cũng manh nha chiêu hiền người tài, mặc dù ở viện chăm sóc C. A. Pieschel, học viên cũng được chăm sóc chào đón một cách nhiệt tình và mong muốn họ ở lại làm việc lâu dài.
Tại trung tâm chăm sóc C. A. Pieschel, học viên Việt Nam sẽ phải học phần thực hành trong suốt quá trình học nghề. Sau màn chào hỏi làm quen với các đồng nghiệp trong viện, họ đã được ký hợp đồng lao động và rất vui mừng với cuộc sống mới tại đây. Ruth luôn nói với các học viên của mình rằng, ông hy vọng là các học viên sẽ thấy thoải mái khi sinh sống, học tập và sẽ lưu trú lâu dài ở đây.
(Nguồn: https://www.drk-mdjl.de/138-pflegedienst/448-neue-auszubildende-begruesst.html)
Xem thêm
Du học nghề Điều dưỡng – Mai Thùy Linh
Chuyên viên y tế và điều dưỡng – Gesundheits- und Krankenpfleger