Hướng dẫn hồ sơ xin định cư tại Đức

1. Giấy phép định cư Đức là gì?

Giấy phép định cư là giấy cho phép người nước ngoài sống hợp pháp trong một thời gian nhất định ở Đức. Khi có giấy định cư, bạn được phép sống, làm việc, học tập và đưa các thành viên trong gia đình bạn sang Đức. Sau 8 năm ở Đức với giấy phép định cư, bạn có thể yêu cầu nhập quốc tịch.

2. Giấy phép định cư cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học ở Đức là gì?

Bạn sẽ được nhận giấy nhập cư nếu bạn đã tham gia học tại Đức. Để đủ điều kiện, bạn phải tốt nghiệp tại một trường đại học tại Đức.

Bạn phải làm việc ở Đức ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp. Công việc của bạn phải phù hợp với trình độ học vấn. Bạn phải có giấy phép cư trú để làm việc, thành lập công ty riêng hoặc có “thẻ xanh EU” sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, trong toàn bộ thời gian, bạn phải đóng bảo hiểm. Trong thời gian này, bạn không được vi phạm các quy định pháp luật.

3. Những yêu cầu để xin giấy phép cư trú như một sinh viên tốt nghiệp nước ngoài tại Đức?

Dưới đây là danh sách các giấy tờ bạn cần phải có để xin giấy phép định cư Đức sau khi tốt nghiệp:

– Hoàn thành và gửi đơn xin cấp giấy phép định cư (Antrag auf Erteilung der Niederlassungserlaubnis) theo mẫu.

– Họ chiếu có giấy phép cư trú hợp pháp.

– 01 ảnh sinh trắc học.

– Bằng cấp được công nhận: bằng cử nhân, tiến sĩ

– Giấy xác nhận làm việc trong 02 năm.

– Hợp đồng lao động (Nếu đang công tác dưới 02 năm).

– Bảo hiểm hưu trí đã thanh toán trong thời gian 02 năm thong qua bảo hiểm hưu trí tư nhân hoặc theo luật định.

– Giấy xác nhận đi làm trước đây (nếu có).

– Bảo hiểm y tế.

– Giấy xác nhận cư trú và đăng ký.

– Hợp đồng thuê nhà.

– Giấy xác nhận địa chỉ “Meldebestätigung”

– Giấy phép chuyên môn. Nếu công việc của bạn được công nhận tại Đức.

– Chứng nhận tiếng Đức: tối thiểu B1 của CEFR.

– Chi phí sinh hoạt: số tiền này phải đủ để chi trả cho chi phí sinh hoạt và nhà ở của bạn.

– Án phạt (nếu có).

– An sinh xã hội nhận được (nếu có).

– Giấy xác nhận làm việc hiện tại.

Nếu đang làm việc

– Hợp đồng lao động hiện có.

– Chứng nhận nhận lương (6 tháng gần nhất).

– Báo cáo tài khoản ngân hàng.

– Phiếu lương.

– Giấy xác nhận làm việc (Được chứng nhận trên giấy tờ bởi chủ lao động trong vòng 2 tuần gần nhất).

Nếu tự làm chủ

– Báo cáo kiểm toán (Được soạn bởi tư vấn thuế, kế toán công chứng hoặc người ủy quyền và phải được đính kèm đoạn trích thương mại).

– Thông báo thuế mới nhất.

– Chứng cứ về không gian làm việc kinh doanh và những chi phí liên quan.

– Hợp đồng cho thuê nhà (Đối với tài sản thuê, phải thể hiện chi phí thuê hàng tháng).

– Hợp đồng mua bán (Đối với tài sản sở hữu, phải thể hiện giá của tài sản).

Lưu ý: Tùy thuộc vào từng trường hợp, có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác.

Lệ phí phải nộp để xin giấy phép định cư là 135 Euro, và 200 Euro nếu bạn là người tự làm chủ.

4. Nộp đơn xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại đâu?

Nếu bạn đã đạt đầy đủ các tiêu chí để xin giấy phép định cư tại Đức, hãy liên hệ với Văn phòng đăng ký nước ngoài tại nơi bạn đang sinh sống. Đây là cơ quan có thẩm quyền sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất. Dựa vào quốc tịch của người nộp đơn, có thể có một bộ phận khác chịu trách nhiệm nhận đơn xin giấy phép định cư.

(Nguồn: https://www.germany-visa.org/settlement-permit-for-foreign-graduates-of-german-universities/)

Xem thêm

Sống ở Đức đắt hay rẻ?

18 sự thật thú vị về nước Đức

WBS Training là công ty đào tạo nghề số một ở Đức năm 2018

Bài viết liên quan