Thuộc lĩnh vực Xây dựng, ngành đào tạo Kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép đóng phần không nhỏ hình thành nên những công trình kiến trúc hiện đại: từ những tòa nhà chung cư, những nhà máy công nghiệp, những cây cầu cho đến những công trình có kết cấu phức tạp như đập thủy điện, nhà máy điện… Tất cả đều không thể thiếu bóng dáng của kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép.
Vậy, một kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép sẽ có nhiệm vụ gì? Chương trình đào tạo và yêu cầu của ngành nghề này ra sao? Liệu mức thu nhập có hấp dẫn? Hay cơ hội nghề nghiệp sau đào tạo là gì? Cùng WBS giải đáp qua bài viết này nhé.
1. Công việc của Kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép
Một kỹ thuật viên trong lĩnh vực này không chỉ làm những công việc liên quan đến bê tông, bê tông cốt thép, mà còn giữ trách nhiệm quan trọng trong các công tác khác, đảm bảo tiến độ chung của quá trình xây dựng, cụ thể như sau:
- Thi công và tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo.
- Sản xuất hỗn hợp bê tông cho các mục đích khác nhau và gia cố bằng cốt thép.
- Chế tạo ra các vật liệu cách nhiệt, cách điện và cách âm.
- Vận hành máy trộn và các thiết bị khác
- Đọc bản thiết kế.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng và đảm bảo tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng.
2. Khóa học đào tạo Kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép
Khóa đào tạo kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép kéo dài trong 3 năm, dưới hình thức vừa học vừa làm.
Một nửa thời gian đào tạo, bạn sẽ học tại trường đào tạo nghề các lý thuyết cơ bản nhất, như cách thiết lập công trường xây dựng, cách sản xuất hỗn hợp bê tông khác nhau…. Thời gian còn lại, bạn sẽ được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại công trường xây dựng.
Nội dung đào tạo
Trong 2 năm đầu, chương trình đào tạo chú trọng vào những công việc của thợ nề.
Khi kết thúc năm đào tạo thứ 2, bạn sẽ tham gia kiểm tra đánh giá để trở thành Kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép.
Sau đó, đến năm đào tạo thứ 3, nội dung đào tạo sẽ tập trung vào chuyên ngành xây dựng bê tông và bê tông cốt thép.
3. Điều kiện tham gia chương trình đào tạo
Để tham gia chương trình đào tạo Kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép, bạn chỉ cần:
- Độ tuổi: 18 – 35
- Tốt nghiệp THPT trở lên
- Không có tiền án, tiền sự
- Không mắc các bệnh lây nhiễm
- Có bằng tiếng Đức B1
Bên cạnh đó, ngành nghề này sẽ phù hợp với những bạn yêu thích làm việc ngoài trời và có thể lực tốt.
4. Thu nhập của Kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép
Tại Đức, những công việc liên quan đến ngành Xây dựng phần lớn có mức lương cao hơn mặt bằng chung.
Mức trợ cấp của kỹ thuật viên bê tông và bê tông cốt thép rất hấp dẫn, được đánh giá ở nhóm đầu, cụ thể như sau:
- Năm 1: 805 – 890 Euro/tháng (trước thuế)
- Năm 2: 1.000 – 1.230 Euro/tháng (trước thuế)
- Năm 3: 1.210 – 1.495 Euro/tháng (trước thuế)
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, thu nhập của kỹ thuật viên bê tông và cốt thép sẽ tiếp tục tăng, mức lương khởi điểm dao động từ 1.800 – 2.000 Euro mỗi tháng.
5. Cơ hội nghề nghiệp
Sau khóa đào tạo, bạn chính thức trở thành một kỹ thuật viên bê tông và cốt thép. Nhưng không chỉ dừng lại ở một Kỹ thuật viên đơn thuần, bạn có thể tiếp tục học thêm các khóa học nâng cao chuyên môn để đảm nhận các vị trí khác.
- Trưởng ca làm việc
Với vai trò của một trưởng ca, bạn sẽ lãnh đạo một nhóm làm việc, phân phối nhiệm vụ cho các nhân viên và đảm bảo công việc vận hành suôn sẻ. Tất nhiên, trách nhiệm của bạn sẽ tăng thêm, cùng với đó, thu nhập của bạn cũng gia tăng đáng kể.
- Quản đốc công trường
Để trở thành quản đốc, bạn cần tham gia khóa đào tạo được các hiệp hội chuyên ngành chứng nhận. Quản đốc là người quản lý toàn bộ công trường, giám sát công việc xây dựng và hướng dẫn nhân viên. Mức lương của Quản đốc công trường dao động từ 3.000 đến 3.200 Euro mỗi tháng.
- Chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và bê tông
Khoá học đào tạo bán thời gian thường kéo dài khoảng 2 năm. Sau khi hoàn thành, bạn có thể đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong công ty xây dựng.
(Nguồn: ausbildung.de)