3 LOẠI GIẤY PHÉP CƯ TRÚ TẠI ĐỨC BẠN CẦN BIẾT

Giấc mơ được sinh sống và học tập tại Đức cũng như các nước Châu Âu giờ đây không còn quá xa vời với các bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về việc những yêu cầu cũng như các quy định về việc cư trú lâu dài tại Đức. Hãy cùng tìm hiểu 3 loại giấy phép cư trú phổ biến tại Đức cho người nước ngoài trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giấy phép cư trú tại Đức (Tiếng Đức: Aufenhaltserlaubnis)

Giấy phép cư trú là quyền cư trú được cấp có thời hạn cho một mục đích cụ thể. Các mục đích có thể được quy định trong Đạo luật Cư trú. Một số ví dụ như:
  • Cư trú cho mục đích đào tạo nghề
  • Cư trú với mục đích tìm kiếm việc làm
  • Cư trú dựa trên các điều luật về nhân đạo hoặc chính trị
  • Cư trú theo diện đoàn tụ với gia đình

Tham khảo: Thông tin tham khảo về chương trình du học nghề năm 2021

2. Thẻ xanh EU (Tiếng Đức: Die Blaue Karte EU)

Thẻ Xanh EU là giấy phép cư trú dành cho các chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn cao có bằng đại học hoặc bằng cấp tương đương từ các nước thức ba tới Đức để đảm nhận các công việc có yêu cầu chuyên môn tương ứng.
 
Thẻ Xanh EU ban đầu được cấp có thời hạn là 04 năm hoặc trong trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn ngắn hơn, thời hạn của thẻ sẽ cộng thêm 03 tháng so với thời gian trên hợp đồng.
Yêu cầu khi được cấp thẻ xanh đối với các chuyên gia:
  • Người nộp đơn phải cung cấp bằng đại học. Nếu bằng cấp được hoàn thành không phải tại Đức thì bằng cấp phải được công nhận ở Đức hoặc có thể so sánh với bằng cấp của Đức.
  • Phải có một thư mời làm việc mang tính chất ràng buộc hoặc một hợp đồng lao động với tổng mức lương trước thuế hàng năm ít nhất là 52.000 euro (2018). Trong những nghề được gọi là thiếu hụt, giới hạn mức lương thấp hơn chỉ là 40.560 euro (2018)

Tham khảo: Các thông tin về các quy định về thuế tại Đức

3. Giấy phép cư trú vĩnh viễn tại Đức (Tiếng Đức: Niederlassungserlaubnis)

Giấy phép cư trú vĩnh viễn cho phép công dân ở lại Đức trong một khoảng thời gian không xác định Với giấy phép này, bạn có thể làm việc ở Đức cũng như đi du lịch trong và ngoài nước bất cứ khi nào bạn muốn và đảm bảo bạn sẽ không ở quá 90 ngày tại các nước khác.
 
Để nhận được giấy phép này, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Giấy phép cư trú (Aufenthaltstitel) ít nhất năm năm
  • Đã đóng bảo hiểm hưu trí ít nhất 60 tháng
  • Có khả năng tiếng Đức tốt
  • Chứng minh khả năng độc lập về tài chính, có thể tự trang trải đủ chi phí cuộc sống của bản thân và gia đình
  • Có thể hòa nhập tốt với cuộc sống tại Đức
  • Trong trường hợp các cặp vợ chồng đã kết hôn, chỉ cần một bên đã đóng góp vào bảo hiểm hưu trí và được đi làm là đủ.

Một số trường hợp được rút ngắn thời gian nhận giấy phép cư trú vĩnh viễn tại Đức:

1) Những người đã hoàn thành bằng cấp hoặc đào tạo nghề ở Đức

Bạn nhận được giấy phép định cư nếu bạn đã hoàn thành thành công khóa đào tạo nghề, đã có giấy phép cư trú trong hai năm để làm công nhân lành nghề hoặc là một nhà nghiên cứu, giữ một công việc, đã đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc trong 24 tháng và có đủ kiến thức về tiếng Đức.

2) Công nhân lành nghề

Bạn nhận được giấy phép định cư nếu bạn đã có tư cách cư trú trong bốn năm để làm công nhân lành nghề (được đào tạo nghề hoặc giáo dục hàn lâm) hoặc là một nhà nghiên cứu, có một công việc, đã đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc trong 48 tháng và có đủ kiến thức về tiếng Đức.

Tham khảo: Thông tin các chương trình đào tạo nghề tại Đức

3) Chủ sở hữu Thẻ Xanh của Liên minh Châu Âu
Nếu bạn có Thẻ xanh EU và có kiến thức cơ bản về tiếng Đức, bạn sẽ nhận được giấy phép định cư chỉ sau 33 tháng, với điều kiện bạn đã làm việc phù hợp trong thời gian này và đóng bảo hiểm hưu trí theo luật định.
Nếu bạn có đủ hiểu biết về tiếng Đức, bạn sẽ được cấp giấy phép định cư chỉ sau 21 tháng.
 
Ngoài ra có thể kể thêm một số trường hợp khác như: Công chức có thời hạn, tự mở cơ sở kinh doanh, người gốc Đức hồi hương, gia đinh có vợ/chồng gốc Đức,…

* Nguồn tham khảo: www.bamf.de

Đăng kí tư vấn

Bài viết liên quan