HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: CÁCH LÀM PHẦN 2 BÀI THI VIẾT B1 GOETHE

Trong những ngày qua, rất nhiều bạn đã gửi những dòng “tâm tư” về WBS Training Vietnam với nội dung như: „Làm cách nào để thi viết B1 Goethe tốt?“, „Thầy cô có mẹo thi viết B1 không ạ?“, „Em muốn thi tốt phần 2 bài thi viết thì phải chú ý điều gì ạ?“, v.v.

Đây đây, câu trả lời đây rồi! Để giải đáp tất cả thắc mắc trên, WBS Training Vietnam xin giới thiệu một bài hướng dẫn chi tiết cách làm Phần 2 (Teil 2) trong bài thi viết B1 của viện Goethe. Hi vọng rằng bài viết dưới đây sẽ là chìa khóa giúp các bạn tháo gỡ những khó khăn trong quá trình ôn thi.

thi viết goethe
Bạn không nên bỏ qua những mẹo dưới đây nếu muốn làm tốt bài thi viết B1 Goethe.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem thử một đề bài mẫu nhé.

đề thi schreiben b1
Đề bài mẫu về chủ đề “Soll man früh heiraten?” (Có nên kết hôn sớm hay không?)

Sau khi nhận được đề bài, chúng ta cần bắt tay thực hiện những công việc sau:

1. Phân tích đề bài

Với dạng bài này, cấu trúc đề cơ bản sẽ là: có 1 chủ đề1 ý kiến cho sẵn liên quan đến chủ đề đó. Bạn cần nêu ra trong bài viết quan điểm cá nhân về chủ đề được cho.

Lưu ý về dạng bài này:

  • Đây là bài viết mang tính chất đóng góp ý kiến trên diễn đàn thảo luận.
  • Nên có mở bài và kết bài đầy đủ. Ngắn nhưng vẫn nên có!
  • CẦN liên hệ với ý kiến được cho sẵn (đồng tình – dafür? phản đối – dagegen?) nhưng KHÔNG chép lại từng câu từ vào bài viết của mình.
  • KHÔNG nhất thiết phải nêu rõ cả ưu điểm (Vorteile) và nhược điểm (Nachteile) của chủ đề một cách cứng nhắc. Quan trọng nhất là nói lên được quan điểm cá nhân và nêu rõ lý do tại sao mình có quan điểm như vậy bằng cách đưa ra luận điểm, luận cứ.

Ví dụ: Có nên kết hôn sớm hay không? => KHÔNG! Vì kết hôn sớm sẽ mang tới những bất lợi (Nachteile) gì HOẶC nếu chờ tới khi lớn tuổi hơn và đã có sự nghiệp thì sẽ có những thế mạnh (Vorteile) gì?

phân tích đề bài
Bạn cần nắm rõ hướng triển khai trước khi đặt bút viết.

2. Các bước làm bài thi Nói Goethe

Bước 1: Đọc đề (2’)

  • Đọc kỹ đề bài và tên chủ đề
  • Đọc kỹ quan điểm được nêu sẵn trong bài
  • Xác định quan điểm cá nhân của bài viết đó. Quan điểm này có thể giống hoặc trái ngược với quan điểm của bản thân bạn.

Bước 2: Brainstormen và viết ra nháp (8’)

Nhiều bạn không có thói quen viết ra nháp mà đặt bút viết bài luôn. Điều này là hoàn toàn không nên! Viết dàn ý ra giấy sẽ giúp bạn tư duy tốt hơn và sắp xếp các ý của bài viết chặt chẽ hơn.

Dựa trên những gì đã phân tích, WBS gợi ý cho bạn một dàn bài viết Teil 2 như sau:

  • Mở bài (2 dòng – mỗi dòng 8-9 từ)

Có thể sử dụng Redemittel ở phần này, tuy nhiên nên điều chỉnh thêm cho phù hợp với chủ đề bài viết.

  • Liên hệ với ý kiến cho sẵn (6 dòng – mỗi dòng 8-9 từ)

Diễn đạt lại ý kiến trong đề bài bằng cách hiểu của bản thân, biến đổi từ loại, sử dụng từ đồng nghĩa

  • Trình bày quan điểm cá nhân (6 dòng – mỗi dòng 8-9 từ)

Có nhiều hướng giải quyết cho phần này. Cho dù là theo cách nào, bạn cần bày tỏ rõ ràng ý kiến cá nhân của bản thân về vấn đề được nêu. Ví dụ, bạn có thể nêu Vorteile (ưu điểm)/Nachteile (nhược điểm), nhưng Vorteile và Nachteile phải nhằm mục đích bổ trợ cho quan điểm của bản thân.

  • Kết bài (2 dòng – mỗi dòng 9 từ)

Lưu ý cho phần lên dàn bài:

  • Với mỗi mục, các bạn gạch một gạch đầu dòng to hoặc đánh số
  • Viết các ý trong mỗi mục bằng gạch đầu dòng nhỏ hơn
  • Viết (cụm) động từ, danh từ, tính từ, không viết cả câu
  • Viết tắt nếu có thể, nhưng hãy đảm bảo sau này khi viết bài bạn hiểu những gì mình viết
  • Sử dụng biểu tượng mũi tên cho các ý có quan hệ nguyên nhân-kết quả
  • Vận dụng mindmap – sơ đồ tư duy
  • Ghi chú sang bên cạnh từ vựng, từ nối, cấu trúc, Redemittel bạn muốn sử dụng.

Bước 3 (15’): Viết bài vào giấy thi

  • Căn thời gian đúng theo dự tính. Không kéo dài thời gian của bất kỳ ý nào. Nếu như bạn thấy mình không đủ thời gian viết cho một phần nào đó, hãy áng chừng số dòng và viết tiếp phần tiếp theo.
    Bạn có thể tham khảo việc chia thời gian viết cho mỗi phần dưới đây:
Tổng thời gian15’
Mở bài và kết bài5’
Liên hệ với ý kiến cho sẵn4’
Trình bày ý kiến của bản thân6’
  • Giữa các phần nên tách đoạn và viết xuống dòng. Viết tách đoạn sẽ khiến cho hình thức bài làm gọn gàng, thoáng và dễ chấm hơn cho giám khảo.

Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi sai nếu có.

Nếu còn thời gian, hãy đọc lại bài viết. Khi đọc lại bài, chú ý chia đúng động từ ở các câu Nebensatz, chia đuôi tính từ. Trong nhiều trường hợp, các bạn còn quên luôn cả động từ cuối câu đó!

thi viết b1 goethe
Thực hiện thuần thục các bước trên, bạn có thể dễ dàng đạt điểm cao trong bài thi viết B1 Goethe.

3. Kết luận

Giống như thi nói, nếu các bạn chỉ dùng mẹo nhỏ hoặc Redemittel thôi là không đủ. Yếu tố quyết định vẫn nằm ở khả năng vận dụng tiếng Đức, tư duy logic và nền tảng kiến thức chung của mỗi người. Tất cả những yếu tố này đều cần một khoảng thời gian dài luyện tập nhuần nhuyễn.

Ngoài ra đọc sách hay đọc báo cũng là một mẹo rất hữu ích mà WBS muốn nhấn mạnh cho các bạn. Vì đọc sách vừa củng cố thêm năng lực tiếng, cách hành văn, vừa rèn luyện tư duy logic và kiến thức xã hội.

Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi gì về kì thi Goethe, WBS sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi B1 sắp tới!

Đăng kí tư vấn

Liên hệ ngay với WBS Training Vietnam

Bài viết liên quan

VIDEO 7 – “SEIN” UND “HABEN” ALS VOLLVERB

Trong video số 7 lần này, chúng ta sẽ cùng được đi gặp các nhân vật tiêu biểu ở trong lĩnh vực văn hóa ở một số nước châu Âu như Áo, Hà Lan, Ý… đồng thời qua đó sẽ cùng nhau điểm lại những kiến thức về 2 động từ quen thuộc trong tiếng Đức là động từ “sein” và động từ “haben”.

VIDEO 6 – PERSONALPRONOMEN UND POSSESSIVARTIKEL A1

Tiếp nối Series Học tiếng Đức cùng WBS, video số 6 lần này sẽ chia sẻ về Đại từ nhân xưng (Personalpronomen) – Mạo từ sở hữu (Possessivartikel) trong Nominativ. Đây là một chủ đề ngữ pháp rất căn bản nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho nhiều bạn học viên trong quá trình bắt đầu học tiếng Đức.

Hãy cùng xem video lần này và cùng tham gia giải đố ở phần cuối của video nhé!